Dịch Vụ Tâm Linh|Vàng Mã và Mâm Cúng Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của lễ vật mâm cúng Đầy Tháng - Thôi Nôi

Thứ Hai, 23/09/2024
Nghĩa Nguyễn Xuân
Cùng tìm hiểu ý nghĩa của lễ vật mâm cúng Đầy Tháng - Thôi Nôi

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của lễ vật mâm cúng Đầy Tháng - Thôi Nôi

Có nhiều Cha Mẹ muốn tìm hiểu về các lễ vật trong mâm cúng đầy tháng thôi nôi nhưng chưa biết tìm thông tin ở đâu, thì nay Đầy Tháng xin tổng hợp ý nghĩ của lễ vật cúng đầy tháng thôi nôi cho Cha Mẹ cúng tham khảo

Mâm cúng đầy tháng tone vàng

Mâm cúng đầy tháng tone vàng

1. Ý Nghĩa Mâm Cúng Đầy Tháng

1.1. Tại sao phải cúng đầy tháng?

– Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) mà trực tiếp là 12 Bà Mụ (12 Tiên Nương ) nặn ra.

– Mỗi bà Mụ sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc,… xấu hay đẹp cũng là do Mụ nặn ra cả.

– Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (ba ngày tuổi), đầy tháng (một tháng tuổi) hay thôi nôi (một năm tuổi). Thì bố mẹ, ông bà phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các Bà Mụ đã mang đứa trẻ đến với gia đình. Cầu xin các Mụ, Đức Ông, Bà Chúa ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

1.2. Khi nào thì nên cúng đầy tháng?

– Tháng đầu sau khi bé trai được sinh ra cũng là giai đoạn ở cữ của sản phụ. Do đó khi kết thúc tháng đầu cũng là sự kết thúc của giai đoạn khó khăn nhất không chỉ đối với bé mà với cả bà mẹ thời hậu sản.

– Những tín ngưỡng dân gian ngày xưa quy ước đàn bà ở cữ và con chưa đủ tháng thường không được ra khỏi nhà và tránh tiếp xúc với người khác.

– Ngày đầy tháng cũng là ngày đầu tiên gia đình trình với nội – ngoại, họ hàng và những người thân quen về thành viên mới.

1.3. Vai trò và ý nghĩa của mâm cúng đầy tháng.

Đến đây, khi cha mẹ đã tìm hiểu được tầm quan trọng cũng như vai trò của việc thực hiện cúng đầy tháng. Thì việc chuẩn bị lễ cúng sao cho đầy đủ và đúng theo sinh mệnh của bé là điều hết sức quan trọng:

– Mâm cúng thể hiện tấm lòng không chỉ của cá nhân người cúng mà còn là cả đại gia đình đối với các vị Thần.

– Là ước nguyện của người cung đối với bé trai.

– Là dịp chúc mừng, thời điểm cả đại gia đình về cùng chung vui trong mâm cơm cúng đầy tháng của bé trai.

Vậy thì, cần những lễ vật gì trong mâm cơm cúng này? Cũng như ý nghĩa đằng sau những lễ vật cúng là gì?

2. Trong mâm cúng đầy tháng gồm những gì?

Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà chuẩn bị mâm cúng với quy mô khác nhau. Nhưng vẫn phải đảm bảo những lễ vật cơ bản để sắm được mâm cúng đầy đủ:

Mâm cúng đầy tháng bé gái

Hình ảnh thực tế mâm cúng đầy tháng bé trai tại gia đình khách đặt.

1/ Xôi các loại: cúng 1 xôi lớn + 12 xôi nhỏ ( 12 bà mụ và 1 đức thầy);*

2/ Chè đậu(Bé Trai) / Chè trôi (Bé Gái): cúng 1 chè lớn + 12 chè nhỏ ( 12 bà mụ và 1 đức thầy);

3/ Bộ đồ thế bé trai / bé gái, bài văn cúng khấn;

4/ Bộ trầu cau: 12 miếng trầu đã tiêm + 1 lá nguyên + 1 trái cau;

5/ Gà hoặc vịt: 1 con gà hoặc 1 con vịt chéo cánh đã luộc chín hoặc heo quay ( Tùy gia đình)

6/ Nhan đèn: nhang cúng 3 tấc + 14 đèn cày + trà rượu lễ;

7/ Bình hoa : thường cúng hoa đồng tiền + hoa cát tường;

8/ Mâm ngũ quả: 1 giỏ trang trí đẹp hoặc mâm quả;

9/ Bộ hài xanh;

10/ Vàng thỏi;

Ngoài ra, quý khách có thể sắm thêm những lễ vật sau trong mâm cúng:

. Bánh kem;

. Heo quay: nguyên con hoặc miếng lẻ;

. Bộ đò chơi chọn nghề (Thôi Nôi)

. Cúng thêm bánh, cháo….

* Xôi: quý khách có thể lựa chọn bất kỳ mẫu xôi nào mà cửa hàng đang cung cấp.

3. Ý nghĩa lễ vật

3.1. Bộ xôi chè:

Bộ lễ cúng này quan trọng và không thể thiếu được. Nhằm bày tỏ sự chân thành, lòng cảm tạ Quan Thầy, bà Mụ từ việc che chở cho mẹ tròn con vuông trong suốt quá trình mang thai và hạ sinh để tròn 1 tháng nay.

3.2. Bộ đồ thế:

– Dùng làm ghi các thông tin của bé, để đót giải hạn cho bé sau khi cúng.

– Mong muốn bé thoát khỏi những tai ương.

– Cầu mong bé bình an, khỏe mạnh lớn khôn.

3.3. Văn khấn cúng đầy tháng:

– Giúp đỡ cho người lớn trong gia đình bé, người mà đứng ra thực hiện cúng bái.

– Tiện cho việc ghi nhớ, tránh sai lầm khi đọc khấn.

văn khấn cúng đầy tháng

Văn khấn đầy tháng

3.4. Bộ trầu cau đã têm, kết:

– Trầu cau là lễ vật có đôi có cặp, thể hiện sự cầu viên mãn không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà còn cả công việc làm ăn nữa.

– Do đó, trầu cau xuất hiện trong mâm cúng đầy tháng bé trai cũng với ý nghĩa đó nhưng khác đôi chút: cầu vẹn toàn sức khỏe mẹ và bé; cầu bình an; mong bé dễ chăm dễ nuôi và sự đầm ấm yêu thương từ cha và mẹ.

3.5. Vịt hoặc gà:

– Đây là lễ vật thường thấy trong mâm cúng hằng ngày. Và cũng không thể thiếu được trong dịp quan trọng. Lễ vật này dâng lên các vị thần đã che chở cho cả mẹ và bé. Để trình, tạ những gì mà các vị thần này đã giúp hai mẹ con bình an vô sự.

3.6. Nhang đèn, rượu lễ:

– Nhang đèn theo quan niệm dân gian, thì hương khói là cách để truyền lời cầu khấn đến các vị thần.

– Rượu lễ, để tạ lễ. Đồng thời, là thức uống phổ biến trong những mâm cúng thường nhật.

3.7. Bình hoa, trái cây:

– Hoa trái giúp mâm cúng trở nên hoa mỹ, đầy đủ hơn rất nhiều.

– Mang lại vẻ hài hòa trong tổng thể mâm cúng.

– Mang ý nghĩa cụ thể về sự kỳ vọng sau này của gia đình đới với bé.

3.8. Bộ hài xanh, vàng thỏi:

– Hy vọng sự nghiệp con mình sau này sẽ ” nở mày, nở mặt “.

– Tiền tài, danh vọng như ý. 

– Ý chí tiến thủ trên con đường công danh.

3.9. Những lễ vật khác trong mâm cúng:

Tương đồng với ý nghĩa chung về sự bình an, sức khỏe. Thì với bộ đồ chơi chọn nghề, có khác về ý nghĩa. Đó là: lựa chọn ra những nghề nghiệp có thể phù hợp với con mình sau này. Tuy nhiên, độ đồ nay có thể đặt vào lễ đầy năm cũng được.

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/