Tin tức về Vàng Mã

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Cúng 49 ngày là một thủ tục hậu tang lễ cực kỳ quan trọng và không được thiếu sót, bởi lễ cúng 49 ngày có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến gia đình mà còn tác động đến quá trình thọ nghiệp báo và luân hồi của người đã khuất ở thế giới bên kia. Do đó, việc cúng 49 ngày cần được tiến hành một cách chỉn chu và trang nghiêm, từ khâu chuẩn bị cho đến khi tiến hành, kể cả việc chuẩn bị vàng mã cúng. Bài viết dưới đây cung cấp đến quý độc giả thông tin về vàng mã cúng 49 ngày và những điều cần biết giúp quý độc giả có nhu cầu cân nhắc chuẩn bị. 1. Cúng 49 ngày là gì? Cúng 49 ngày là lễ cúng cho người đã khuất được diễn ra vào hạ tuần thứ 7 tính từ ngày người mất. Cụ thể, tính từ ngày mất, cứ cuối mỗi tuần gia đình cúng cho người đã mất một mâm cơm, gọi là Sơ thất, cuối tuần thứ 2 tính từ ngày mất thì cúng Nhị thất, tương tự tuần thứ 3 cúng Tam thất… cứ thế cho đến tuần thứ 7 thì cúng Chung thất, hay còn gọi là cúng 49 ngày. Ngày nay, cuối mỗi tuần gia đình thường không cúng Sơ thất, Nhị thất, mà gộp thành cúng cơm hằng ngày cho đến ngày thứ 49 thì cúng 49 ngày. Việc cúng 49 ngày xuất phát từ quan niệm, tín ngưỡng cho rằng, cứ hết mỗi tuần thì người đã khuất đi hết 1 cửa ngục ở Địa ngục, cú thế hết tuần thứ 7 thì qua 7 ngục, nên cúng 49 ngày cầu siêu cho người đã khuất được vãng sanh hoặc đầu thai làm người. Lại có quan niệm cho rằng, 49 ngày là thời điểm người đã khuất còn ở thể thân trung ấm, vẫn chưa hoàn toàn ý thức được mình đã chết, chưa thụ hưởng được các đồ cúng trái, do đó trong 49 ngày gia đình phải thường xuyên tạo nghiệp tốt lành, hồi hướng công đức cho người đã khuất để họ được cứu vớt, đến hết 49 ngày sẽ chuyển thế, đi thọ nghiệp báo sẽ được ân giảm hình phạt. Việc cúng 49 ngày lúc này sẽ là lễ cúng cầu cho người đã khuất được vãng sanh siêu độ, nhanh chóng chuyển sinh. Lễ cúng 49 ngày thường được tổ chức rất trọng thể, tiếp theo là đến lễ Tốt khốc (100 ngày) bởi tính chất quan trọng của nó. Trong ngày này, gia đình ngoài việc chuẩn bị mâm lễ trọng thể, chu toàn sẽ còn mời cả thầy về đọc kinh siêu độ. Mọi người trong gia tộc sẽ tụ họp về đọc kinh đồng lòng cầu siêu cho người mất. Nếu người đã mất chẳng may mất ngoài đường (do tai nạn…) thì gia đình tổ chức cúng 49 ngày ở nơi người đã mất gặp nạn qua đời. 2. Đồ lễ cúng 49 ngày và vàng mã Combo Cúng 49 Ngày Các đồ lễ cúng 49 ngày thường gồm các món sau: – Mâm ngũ quả – Hoa tươi – Nhang đèn – Đồ lễ cúng, thường là đồ chay bởi trong thời gian này vẫn phải thường xuyên tạo phước, tránh tích nghiệp. Gia đình do đó thường cúng đồ chay để tránh phạm nghiệp sát sinh, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển sinh của người đã khuất. Các món cúng thường có món xào, món canh, bánh trái, chè xôi trà rượu tươm tất đầy đủ. – Vàng mã. Nếu nhà có nhiều ban thờ thì các ban thờ khác cũng phải đầy đủ đồ cúng, tuy không nhiều như cúng người đã khuất, song cũng cần có đĩa trái cây, hoa tươi, nhang đèn. Khi đó ban cúng người đã khuất nên được bày ở một khoảng riêng, hoặc đem di ảnh người đã khuất xê dịch lên phía trước một ít. 3. Vàng mã cúng 49 ngày Mẫu Biệt thự vàng mã làm theo yêu cầu Vàng mã là một phần không thể thiếu của bất kỳ lễ cúng tâm linh nào, đặc biệt là các lễ cúng liên quan đến người thân đã khuất. Đốt vàng mã là một hình thức sưởi ấm vong linh, cũng là một cách để tạo phước cho người đã khuất, giúp họ nhận được công đức và lộ phí khi qua thế giới bên kia – người Việt ta vẫn quan niệm “trần sao âm vậy” – người đã khuất có tiền bạc để trao đổi, mua bán hay thậm chí là đi đường. Lễ cúng 49 ngày là một nghi thức quan trọng, do đó không thể thiếu các loại vàng mã. Vàng mã cúng 49 ngày thường bao gồm: – Đồ trang phục như quần áo, mũ mão, giày dép (áo bà,...

Vàng Mã. Tục Đốt Vàng Mã Như Thế Nào Đúng?

Vàng Mã. Tục Đốt Vàng Mã Như Thế Nào Đúng?

Đốt vàng mã được xem là một phong tục tập quán đã xuất hiện từ rất lâu đời của người dân Việt Nam. Vậy nguồn gốc của tục lệ này là đâu? Nó mang ý nghĩa gì và cách đốt vàng, mã như thế nào là đúng nhất? Bài viết sau Dịch Vụ Tâm Linh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tục lệ này. 1. Tìm hiểu về vàng mã Vàng mã được gọi chung đó là những loại đồ dùng bằng giấy được sử dụng để cúng bái và đốt cho người đã mất. Những món đồ này rất dễ cháy và sau khi thực hiện các nghi lễ cúng bái xong sẽ được mang đi đốt hay còn gọi là hoá vàng cho người âm. Vàng mã được xem như một nét đặc trưng riêng biệt cho nền văn hoá tâm linh của người dân Việt Nam và các quốc gia Á Đông hiện nay. Người Việt Nam đã quan niệm rằng khi đốt vàng mã người thân của mình đã khuất ở thế giới bên kia sẽ được thụ hưởng và nhận lấy chúng để làm công cụ thanh toán và trao đổi dưới âm phủ. Các loại vàng mã ngày nay không đơn thuần chỉ là tiền âm phủ mà nó còn được làm dưới dạng những món đồ dùng thường ngày của con người. Vàng mã là loại đồ cúng bằng giấy được sử dụng để cúng và hoá cho người đã mất 2. Tục đốt vàng mã xuất hiện như thế nào? Tìm hiểu về nguồn gốc của tục lệ này Nguồn gốc của tục đốt vàng mã là từ Trung Quốc và theo quá trình xâm lược, ảnh hưởng đã du nhập vào nên văn hoá Việt Nam. Khi đó người dân của nước ta đã tiếp thu và gìn giữ, phát triển nó như một nền văn hoá đặc sắc, riêng biệt được lưu truyền nhiều đời này. Mọi người khi đốt vàng mã thường luôn quan niệm rằng ở trên trần sao dưới âm sẽ vậy. Con người sau khi chết đi sang thế giới bên kia họ vẫn có các nhu cầu và sinh hoạt giống như đang còn sống. Vì thế người ở trên trần thế sẽ đốt nhiều vàng mã với mong muốn người thân đã mất của mình có được cuộc sống đầy đủ ở thế giới bên kia. Còn theo Phật Giáo đốt vàng mã không phải được bắt nguồn từ Đạo Phật. Đây là phong tục đã được truyền bá sang từ Trung Quốc. Lúc mới đầu vàng mã chỉ được sử dụng trong cung đình mà không được phổ biến với dân chúng. Tục lệ đốt vàng mã đã xuất hiện từ rất lâu đời tại Trung Quốc và được lưu truyền sang Việt Nam 3. Sự tích về tục đốt vàng mã Thời nhà Hạ, người dân Trung Hoa đã sử dụng đất sét để nặn thành mâm bát và sử dụng gỗ tre để làm các loai nhạc khí như đàn sáo, chuông khánh dùng trong chôn cất theo người chết. Tới thời nhà Chu, người dân đã đặt ra tục “Tuẫn Táng”, đây là phong tục mà khi nhà vua và quan lại chết đi thì sẽ đem chôn sống vợ con và bộ hạ của họ để có thể xuống dưới âm hầu hạ các ngài. Tục lệ này đã được loại bỏ ở thời nhà Hán. Tới năm 105 sau công nguyên ông Vương Dũ đã sáng chế ra giấy để làm vàng bạc và quần áo thay thế cho vàng bạc và quần áo thật khi làm tang lễ cho người mất. Lúc này phần đa người dân Trung Hoa cũng đã tỉnh ngộ và đã cùng nhau bỏ đi tục lệ đốt vàng mã. Điều này khiến cho những nhà làm nghề vàng mã bị thất nghiệp. Tục đốt vàng mã bằng giấy xuất hiện từ năm 105 sau công nguyên do ông Vương Dũ sáng chế ra Vương Luân là dòng dõi của Vương Dũ đã tìm ra các âm mưu để phục hưng lại nghề vàng mã này. Ông cho một người giả ốm nặng cách đó vài hôm rồi loan tin chết vì bệnh ra cho người dân biết. Cái xác giả kia sẽ được khâm liệm và cho vào quan tài có đục sẵn lỗ hổng để tiếp tế thức ăn và đồ uống. Khi hàng xóm tới thăm viếng đông đúc Vương Luân đã cùng với gia nhân và dòng họ của người đó mang tới rất nhiều đồ mã, có cả hình nhân thế mệnh ra để cúng bái. Họ thực hiện cúng lễ các quan thiên phủ, địa phủ và quan nhân phủ. Trong khi người dân đang đau xót khấn khứa thì quan tài bỗng rung lên. Vương Luân lúc này cũng đã đứng sẵn ở bên...

Tiết Thanh Minh Cúng Gì? Văn Khấn Cúng Tiết Thanh Minh Tại Gia

Tiết Thanh Minh Cúng Gì? Văn Khấn Cúng Tiết Thanh Minh Tại Gia

Tết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình. Vậy Tiết Thanh Minh Cúng Gì? Văn Khấn Cúng Tiết Thanh Minh Tại Gia như thế nào. Hãy cùng Dịch Vụ Tâm Linh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Thanh minh cúng gì? Trong ngày này ngoài việc tảo mộ thì tục cúng hay chuẩn bị mâm cỗ cũng là một phần quan trọng được nhiều người coi trọng. Mọi người trong gia đình sẽ đi chợ mua đồ để chuẩn bị mâm cúng, tùy theo phong tục và địa phương mâm cúng chuẩn bị sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là một mâm cơm bình thường để mời cơm ông bà tổ tiên cùng nhau ăn uống sum vầy chứ không khoa trương hay mở yến tiệc linh đình. Sắm lễ Tiết Thanh Minh Sắm lễ Tiết Thanh Minh Sắm lễ thường gồm: Thịt, gà, rượu, giò chả. + Mâm cơm cúng đầy đủ gồm xôi, gà, canh măng, miến xào. + Hương, hoa, đèn, trầu cau, tiền vàng, hoa quả. Ở ngoài mộ Khi làm lễ tảo mộ ở ngay ngoài mộ phần gia chủ tiến hành sắp xếp đồ cúng, lưu ý hoa quả, tiền vàng được đặt chung, nhưng lễ mặn thì đặt riêng. Sau đó thắp nhang, đèn, chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén, kiêng kỵ cắm 2 nén và vái 3 lần để tỏ lòng thành với quan thổ công thổ địa rồi mới mời gia tiên trở về và bắt đầu đọc bài khấn vái cho tiết thanh minh. Đợi hương tàn, mọi người tiến hành ra khu lăng mộ của gia đình thắp hương và xin phép ông bà cho mình được dọn dẹp. Lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp, sửa sang. Khi tuần hương được 2/3 lúc này mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và ra về. Combo Cúng Tiết Thanh Minh Ở tại gia Cúng lễ tiết thanh minh tại nhà cần lưu ý những điều sau: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là bàn thờ gia tiên. Chuẩn bị mâm cỗ sẵn ở nhà để tiến hành cúng sau khi đã thanh minh tại mộ. Thắp hương khấn vái tương tự như các tục cúng khác. Cần thành tâm và giữ thái độ trang trọng khi làm lễ để thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên. Văn khấn ông bà ngày Tiết thanh minh Văn khấn Tiết Thanh Minh tại gia

Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào?

Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào?

Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào? Theo dân gian, người dân thường sắm vàng mã và hóa vàng để cúng cô hồn. Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Đốt như thế nào cho đúng cách? Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên, là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của những nước Đông Á. Người Việt Nam thường có phong tục cúng Rằm tháng 7 để cúng chúng sinh cho những người chết oan, chưa được siêu thoát hoặc chưa có ai thờ cúng. Ngoài ra rằm tháng 7 (15/7) cũng là ngày Vu lan báo hiếu. Vì vậy mà vào ngày này những thành viên trong gia đình thường quây quần để thờ cúng ông bà tổ tiên và cầu cho họ phù hộ gia đình bình an, hạnh phúc. 1/ Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Vàng mã cúng gia tiên Vàng mã cúng Rằm tháng 7 trong mâm cúng gia tiên sẽ bao gồm: Giấy vàng mã, xe, nhà, quần áo, tiền âm phủ,… hoặc những đồ người đã khuất lúc còn sống thích để gửi cho họ. Theo quan niệm dân gian thì sau khi ta đốt vàng mã, người âm sẻ nhận được. Do đó, bạn nên đốt nhiều tiền để người âm có thể dùng nó để mua thứ họ thích. Đốt nhiều tiền cho người âm Vàng mã cúng chúng sinh Tương tự với lễ cúng gia tiên và thần linh, lễ cúng chúng sinh cũng cần được chuẩn bị tươm tất. Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7 sẽ gồm có: Tiền vàng: Phải từ 15 lễ trở lên Quần áo chúng sinh: Cần chuẩn bị từ 20 - 50 bộ Tiền chúng sinh: Càng nhiều càng tốt. Chuẩn bị vàng mã cúng chúng sinh 2/ Bài cúng đốt mã Rằm tháng 7 Về nội dung bài cúng đốt mã Rằm tháng 7 sẽ như sau: "Âm dương nhất lý Lễ phật hoàn thành Phần hoá kim ngân Cúng giàng lễ tất" hoặc "Dương sao âm vậy Lễ Phật đã xong Phần hoá vàng bạc Cúng dàng đã xong" Bài cúng đốt mã Rằm tháng 7 3/ Hướng dẫn đốt vàng mã Rằm tháng 7 đúng cách Cách ghi quần áo gửi người âm Khi gửi quần áo cho người âm, bạn cần ghi đầy đủ những thông tin như: Họ và tên đầy đủ của người đã mất Giới tính Ngày, giờ ra đi Cách ghi quần áo gửi người âm Giờ đốt vàng mã Rằm tháng 7? Theo dân gian thì ngày 2/7 hằng năm là ngày mà Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để cho vong hồn quay lại trần gian và đóng cổng vào 14/7 âm lịch. Do đo mà khi đốt vàng mã thì bạn cần đốt trong khoảng thời gian này. Về thời gian đốt vàng mã thì sẽ như sau: Vàng mã cúng gia tiên: Theo các nhà tâm linh, lễ Vu Lan cầu siêu, cúng và báo hiếu tổ tiên thì nên thực hiện vào ban ngày. Vàng mã cúng chúng sinh: Nên thực hiện vào lúc chiều tối. Vì đây là cách tốt nhất để cầu cho những linh hồn không có nơi nương tựa, ban ngày có ánh sáng nên những vong hồn này không thể xuất hiện. Giờ đốt vàng mã Rằm tháng 7? Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7 Khi đốt vàng mã, gia chủ nên đốt từ tốn, đốt hết vàng mã, không dùng que nhấn vào phần tiền vàng mã đang đốt và vừa đốt vừa gọi tên người đã mất để thể hiện sự tôn trọng. Khi đốt vàng mã, gia chủ nên chọn khoảng sân sạch sẽ để thực hiện cũng như phải đợi nhang tàn gần hết mới được hóa vàng. Cần hóa vàng theo thứ tự là gia thần rồi mới đến gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”. Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7 4/ Lưu ý khi đốt vàng mã Rằm tháng 7 Không được dùng “cây khấn” chọc vào vàng mã đang đốt. Ông bà ta quan niệm rằng làm như vậy sẽ khiến phần tro nát hết, bất kính với các linh hồn. Đốt từ từ và đợi lửa tự tắt, chứ không được dội thẳng nước vào để dập khi lửa chưa tàn hết. Lưu ý khi đốt vàng mã Rằm tháng 7 Trên đây là những chia sẻ về cách mua vàng mã cúng rằm tháng 7, cách đốt vàng mã cũng như những lưu ý mà Dịch Vụ Tâm Linh muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

Một Số Mẫu Nhà Vàng Mã Dùng Cúng 49 Ngày, Cúng 100 Ngày Hoặc Cúng Giỗ

Một Số Mẫu Nhà Vàng Mã Dùng Cúng 49 Ngày, Cúng 100 Ngày Hoặc Cúng Giỗ

Một Số Mẫu Nhà Vàng Mã Dùng Cúng 49 Ngày, Cúng 100 Ngày Hoặc Cúng Giỗ Hiện nay với đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu đốt vàng mã cũng ngày một tăng đồng thời cũng có những yêu cầu cao hơn về vàng mã, không còn đơn giản như xưa. Đốt Vàng Mã là tục lệ từ rất lâu đời, Đốt vàng mã còn thể hiện sự tôn kính, sự báo hiếu của con cháu với các bậc Tổ Tiên, Ông Bà. Ngoài những món Vàng Mã đốt như quần áo vàng mã, trang sức vàng mã, tivi vàng mã, điện thoại vàng mã... thì cón có nhà giấy vàng mã, biệt thự vàng mã. Và trong bài viết này Dịch Vụ Tâm Linh xin giới thiệu tới Qúy Anh Chị, Cô Bác một số mãu nhà giấy, biệt thự vàng mã dùng để cúng thông dụng: 1/ Mẫu nhà biệt thự sân rộng Mẫu nhà biệt thự sân rộng Mẫu nhà biệt thự sân rộng 2/ Mẫu nhà biệt tự có hồ bơi, hồ cá coi, sân vườn Mẫu nhà biệt tự có hồ bơi, hồ cá coi, sân vườn Mẫu nhà biệt tự có hồ bơi, hồ cá coi, sân vườn Mẫu nhà phố đẹp Mẫu nhà phố đẹp Mẫu nhà phố đẹp Mẫu nhà phố đẹp Mẫu nhà phố đẹp

Biệt Thự Cao Cấp Cúng 49 ngày,. Cúng 100 ngày, Cúng giỗ. Đặt hàng theo mẫu

Biệt Thự Cao Cấp Cúng 49 ngày,. Cúng 100 ngày, Cúng giỗ. Đặt hàng theo mẫu

Hiện nay với đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu đốt vàng mã cũng ngày một tăng đồng thời cũng có những yêu cầu cao hơn về vàng mã, không còn đơn giản như xưa. Đốt Vàng Mã là tục lệ từ rất lâu đời, Đốt vàng mã còn thể hiện sự tôn kính, sự báo hiếu của con cháu với các bậc Tổ Tiên, Ông Bà. Ngoài những món Vàng Mã đốt như quần áo vàng mã, trang sức vàng mã, tivi vàng mã, điện thoại vàng mã... thì cón có nhà giấy vàng mã, biệt thự vàng mã. Và trong bài viết này Dịch Vụ Tâm Linh xin giới thiệu tới Qúy Anh Chị, Cô Bác một số mãu nhà giấy, biệt thự vàng mã cao cấp đặt hàng. 1/ Mẫu nhà mái đỏ Mẫu nhà mài đỏ 2/ Mẫu nhà mái trắng ánh     Mẫu nhà mái trắng ánh 3/ Mẫu nhà mái xanh    

Trả Nợ Tào Quan Như Thế Nào Đúng

Trả Nợ Tào Quan Như Thế Nào Đúng

Nhiều người biết đến việc trả nợ Tào Quan nhưng lại không hiểu được nguồn gốc của việc này là như thế nào... ... Hãy cùng dichvutamlinh.com tìm hiểu nhé! Mỗi người sống trên dương thế thì tiền kiếp của người ta có không ít lỗi lầm, trong đó có việc đong đầy bán vơi, vì thế nợ ần tiền kiếp là không thể không có. Căn cứ theo Lục thập hoa giáp mà có các Ty Quan cai quản việc nợ nần này. Thường thì khi làm ăn gặp vận xui, tình duyên lận đận, hoặc có điều kiện thì người ta làm lễ trả nợ Tào quan. Theo Tam giáo – Lục độ thì trả nợ tào quan còn có tên là Khoa Tào Quan hoặc Điền Hoàn Thiên Khố, tức là trả nợ vào kho Trời. Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh và Tiền Thiên Khố.Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được. Lưu ý: Người có nợ không thể tự trả nợ mà phải nhờ đến những hàng đã thọ thông tứ phủ như: Điện chủ thanh đồng. Pháp sư, hòa thượng. Hàng Bật sô trờ lên. Bời vì trong khi làm lễ phải dùng đế một số khế ấn mà người chưa được thụ giới không được phép làm. Trả nợ tào quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường. Tào Quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ, việc trả nợ Tào Quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ. Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ Tào Quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ. Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho. Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài ” Thượng Án Giám Sát Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”. Theo quy định của Thiên giới (Thiên Quy) những người sau khi mãn số quy tiên, thì vong linh sẽ thoát ra khỏi cơ thể đi vào cõi Tâm Linh là Thế Giới Vô Hình riêng biệt. Các Vong linh được cấp tên hiệu, được xét duyệt cho đi học, tu tập trong cõi này. Theo đó sẽ được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát sách vở (Kinh) và tiền ( tiền Tào Quan) để ăn uống, sinh hoạt, mua bán, trao đổi…vv. Số tiền và sách vở nói trên được cấp phát tạm thời hoặc gọi là cho vay theo như quy định ở Lục Thập Hoa Giáp ( áp dụng cho cả nam và nữ ). Ở đây nói thêm rằng : Mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Chẳng hạn những học sinh độ tuổi 9 tuổi thì học lớp 4, 10 tuổi học lớp 5 ….Mỗi lớp có sách vở học tập khác nhau, tiền đóng học hành chi phí xây dựng trường lớp cũng khác nhau. Nếu việc tu tập của vong linh nếu có sự tiến bộ, thành tựu, đắc quả, thì vong tiếp tục được đi lên cảnh giới cao hơn, không cần phải luân hồi tái sanh vào cõi Nhân làm người. Khi đó thì số tiền cấp phát nói trên coi như được xóa nợ. Nếu việc tu tập của vong linh còn chưa tiến bộ, chưa thể đắc đạo do tiền kiếp nghiệp chướng còn nặng nề, oan gia trái chủ còn sâu đậm, thì theo Định nghiệp và Nhân quả báo ứng, phải chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Ở kiếp người thì số kinh phí được cấp phát tạm thời như đã nói trên (Tiền, Kinh sách) con người phải hoàn trả lại, là một điều kiện bắt buộc. Cho nên hầu như người nào cũng có nợ Tào Quan. Tiền Tào Quan sau khi trả xong rồi cũng không hoàn toàn có nghĩa là người đã trả nợ sẽ hanh thông trong công việc buôn bán kinh doanh, tiền bạc khởi sắc, có thể làm giàu. Đây còn phụ thuộc nghiệp quả tiền kiếp. Nếu trong tiền kiếp là kẻ ác độc, bất lương, trộm cắp, giết người…. thì vẫn phải nhận lãnh cái nghiệp đó phải trả. Nhưng cũng tùy trường hợp nợ phải trả và không phải trả. Ví dụ : – Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan. – Người Nợ mã Tứ Phủ, người Tiễn Căn và các trường hợp khác, đều phải trả nợ vì...

Xem tuổi để trả nợ tào quan!

Xem tuổi để trả nợ tào quan!

Xem tuổi để trả nợ tào quan! Khi làm lễ trả nợ tào quan, mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Vậy số tiền tào quan và kinh sách cần trả cho từng tuổi được tính như thế nào? ... Hãy cùng dichvutamlinh.com tìm hiểu Vì sao phải trả nợ tào quan? Người xưa cho rằng theo quy định của Thiên Quy - Thiên Giới, sau khi người trên trần mãn số và quy tiên thì việc đầu tiên mà các vong linh đó chính là thoát ra khỏi cơ thể xác thịt và tiến vào cõi tâm linh - hay cũng chính là thế giới vô hình riêng biệt. Mỗi vong linh khi chuyển hóa sẽ được đặt một tên hiệu và xét duyệt để đi tu tập tại cõi này. Sau đó dưới Ngân Hàng Địa Phủ sẽ cấp vở (Kinh) và tiền (tiền tào quan) để vong linh sinh hoạt và trao đổi. Và trong thời gian tu tập đó của mỗi vong linh nếu có thành tựu, sự tiến bộ hay đắc quả thì những vong linh đó sẽ được lên đến cảnh giới cao hơn nữa và sẽ được miễn vào luân hồi tái sinh. Lúc đó số tiền quan tào được cấp lúc ban đầu sẽ được xóa bỏ, coi như vong linh đó không phải trợ nợ số tiền đó. Còn ngược lại, khi việc tu tập bị trễ nải, không có sự tiến bộ do chính tiền kiếp của người đó vướng nhiều nghiệp chướng, oan gia trái chủ nặng nề thì sẽ phải chuyển vào cõi Nhân để tái sinh để sửa chữa lại những lầm lỗi đó. Và số tiền quan tào sẽ phải được hoàn trả một cách bắt buộc và chính vì thế hầu như người nào cùng sẽ vướng nợ tào quan nhưng chỉ khác đó là ít hay nhiều. Tuy nhiên việc trả nợ tào quan khi được hoàn trả lại số tiền những không có nghĩa là việc buôn bán, kinh doanh, sự nghiệp có thể khởi sắc hay tiến bộ lên được. Đó còn phụ thuộc vào một phần nghiệp quả người đó đã làm tại kiếp trước ra sao. Nếu trong quá khứ tiền kiếp họ từng làm điều ác hay những điều bất lương, trộm cắp, giết người thì sẽ phải nhận lại những nghiệp trả cho việc làm đó. Quy định trả nợ tào quan Dưới đây là những quy định trả nợ tào quan theo “Lục thập hoa giáp” chiếu theo sách cổ và tuổi nam - nữ dưới đây đều được tính như nhau: Giáp Tý: số tiền tào quan phải trả 2 vạn 3 - Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho số 3 - Tào quan tính danh tư quân, thọ 75 tuổi. Ất Sửu: số tiền tào quan phải trả 38 vạn - Kinh 54 quyển. Nộp trả tại kho số 30 - Tào quan cát điền tư quân. Thọ 80 tuổi Bính Dần: số tiền tào quan phải trả 6 vạn + Kinh 74 quyển. Nộp trả tại kho 13 - Tào Quan tính Mã tư quân. Thọ 78 tuổi. Đinh Mão: số tiền tào quan phải trả 2 vạn 3 nghìn + 11 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 11 - Tào Quan tính hứa tư quân. Mậu Thìn: số tiền tào quan 2 vạn + Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho 11 - Tào Quan tính danh tư quân. Thọ 79 tuổi. Kỷ Tỵ: số tiền tào quan 7 vạn 3 nghìn + Kinh 28 quyển. Nộp trả tại kho 3 - Tào Quan tính Cao tư quân. Canh Ngọ: số tiền tào quan 10 vạn + Kinh 12 quyển. Nộp trả tại kho số 9 - Tào Quan tính Lý tư quân. Hình nhân 3 Tướng. Thọ 85 tuổi. Tân Mùi: số tiền tào quan 10 vạn 3 + Kinh 17 quyển. Nộp trả tại kho 10 - Tào Quan tính thường an tư quân. Hình nhân 2 Tướng nữ. Thọ 90 tuổi. Nhâm Thân: số tiền tào quan 4 vạn 2 + Kinh 11 cuốn. Nộp trả tại kho 16 - Tào Quan tính phả tư quân. Thọ 74 hoặc 89 tuổi. Quý Dậu: số tiền tào quan 5 vạn 2 + Kinh 5 quyển + 3 cây cột chùa bằng giấy. Nộp trả tại kho số 1 - Tào Quan tính Thành tư quân. Giáp Tuất: số tiền tào quan 5 vạn + Kinh 6 cuốn + 3 bộ xà chùa . Nộp tại kho 10 Tào quan tính Quyền tư quân- Thọ 91 tuổi. Ất Hợi: số tiền tào quan 4 vạn 8 + Kinh 130 cuốn . Nộp tại kho số 5 Tào quan tính Duyệt tư quân. Thọ 69 hoặc 79 tuổi. Bính Tý: số tiền tào quan 2 vạn 4 + Kinh 27 cuốn + 3 bộ nóc chùa . Nộp tại kho số...

Tại sao lại đốt vàng mã vào các lễ cúng và giỗ đầu cho người đã khuất?

Tại sao lại đốt vàng mã vào các lễ cúng và giỗ đầu cho người đã khuất?

Dân tộc Việt Nam ta coi “đạo hiếu” là tiêu chuẩn hàng đầu thể hiện trong đạo làm người. Nghi thức tang lễ của người Việt nổi bật có lễ cúng 49 ngày, 100 ngày và giỗ đầu. Mỗi lễ này, con cháu đều chuẩn bị đồ cúng và đốt vàng mã tống tiễn đủ đầy. Trong văn hóa thờ cúng của người Việt có tục cúng 49 ngày, 100 ngày và làm giỗ đầu cho người đã mất khá long trọng, mỗi buổi đều chuẩn bị lễ cúng và vàng mã đầy đủ. Nhưng ít ai hiểu được, cụ thể nguồn gốc và ý nghĩa của từng ngày lễ này trong văn hóa thờ cúng tổ tiên của chúng ta ra sao. Và lí do gì mà ngoài những ngày cúng lễ này, vào ngày rằm quan trọng hay cuối năm, người Việt ta lại hay đốt vàng mã. Để giải thích cụ thể, chúng ta nên tìm hiểu và định nghĩa từng lễ cúng giỗ cho người đã mất trong nội dung dưới đây để từ đó có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi trên: Theo Thọ mai gia lễ thì lễ chung thất (49 ngày) cứ đúng ngày qui định trong gia lễ mà làm, không có sự dịch chuyển tùy tiện theo lời thầy lễ hay thầy bói. Chỉ trừ ngày làm lễ an táng và ngày làm lễ trừ phục (hết tang) trong gia lễ có chọn ngày lành. Lễ chung thất (49 ngày) trong văn hóa thờ cúng của người Việt là gì? Người ta không ai có thể chọn ngày mất vậy nên từ xưa đến nay, hàng năm cứ đến ngày mất thì gia quyến làm giỗ. Dù cho có những năm, ngày đó rất xấu, có cả trùng phục, trùng tang, sát chủ, quả tủ, cô thần… Theo gia lễ, các dịp lễ chung thất, lễ tốt khốc (100 ngày), tiểu tường (giỗ đầu), đại tường (giỗ đoạn) cứ theo đúng ngày mà làm lễ. Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở nơi khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Khi ấy, nếu vì chọn ngày đẹp để làm lễ, chẳng lẽ người thân tới nơi thấy hương lạnh khói tàn, gạt nước mắt ra về hay sao? Hoặc chủ nhà sự báo lại rằng, theo lời thầy lễ, đã lễ xong xuôi hay đợi thêm vài ngày nữa, như vậy liệu có được chăng? Cần lưu ý tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới, không có chuyện “hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” (mời thì đến, không thì thôi). Lễ cúng cơm 100 ngày trong văn hóa thờ cúng của người Việt là gì? Trong cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại), Đại đức Thích Minh Nghiêm giải thích khá dễ hiểu về lễ cúng 100 ngày như sau: Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa. Nếu có khách, trước khi buông bát đũa đứng dậy còn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn nhắc huống chi một thành viên trong gia đình mãi mãi đi xa. Do đó, trước bữa ăn, người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ ấy, thường là thanh đạm không đòi hỏi cầu kì. Nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vài xong cũng rót chén nước. Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thỏa nguyện tâm linh: “Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”. Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày? Tập tục này cũng tùy địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo, qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ti (tức một tuần nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch), sau 7 tuần vong hồn sẽ siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức là lễ tốt khốc, nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn...

Trả Nợ Tào Quan Như Thế Nào Đúng

Trả Nợ Tào Quan Như Thế Nào Đúng

Trả Nợ Tào Quan Như Thế Nào Đúng Nhiều người biết đến việc trả nợ Tào Quan nhưng lại không hiểu được nguồn gốc của việc này là như thế nào... ... Hãy cùng dichvutamlinh.com tìm hiểu nhé! Mỗi người sống trên dương thế thì tiền kiếp của người ta có không ít lỗi lầm, trong đó có việc đong đầy bán vơi, vì thế nợ ần tiền kiếp là không thể không có. Căn cứ theo Lục thập hoa giáp mà có các Ty Quan cai quản việc nợ nần này. Thường thì khi làm ăn gặp vận xui, tình duyên lận đận, hoặc có điều kiện thì người ta làm lễ trả nợ Tào quan. Theo Tam giáo – Lục độ thì trả nợ tào quan còn có tên là Khoa Tào Quan hoặc Điền Hoàn Thiên Khố, tức là trả nợ vào kho Trời. Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh và Tiền Thiên Khố.Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được. Lưu ý: Người có nợ không thể tự trả nợ mà phải nhờ đến những hàng đã thọ thông tứ phủ như: Điện chủ thanh đồng. Pháp sư, hòa thượng. Hàng Bật sô trờ lên. Bời vì trong khi làm lễ phải dùng đế một số khế ấn mà người chưa được thụ giới không được phép làm. Trả nợ tào quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường. Tào Quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ, việc trả nợ Tào Quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ. Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ Tào Quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ. Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho. Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài ” Thượng Án Giám Sát Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”. Theo quy định của Thiên giới (Thiên Quy) những người sau khi mãn số quy tiên, thì vong linh sẽ thoát ra khỏi cơ thể đi vào cõi Tâm Linh là Thế Giới Vô Hình riêng biệt. Các Vong linh được cấp tên hiệu, được xét duyệt cho đi học, tu tập trong cõi này. Theo đó sẽ được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát sách vở (Kinh) và tiền ( tiền Tào Quan) để ăn uống, sinh hoạt, mua bán, trao đổi…vv. Số tiền và sách vở nói trên được cấp phát tạm thời hoặc gọi là cho vay theo như quy định ở Lục Thập Hoa Giáp ( áp dụng cho cả nam và nữ ). Ở đây nói thêm rằng : Mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Chẳng hạn những học sinh độ tuổi 9 tuổi thì học lớp 4, 10 tuổi học lớp 5 ….Mỗi lớp có sách vở học tập khác nhau, tiền đóng học hành chi phí xây dựng trường lớp cũng khác nhau. Nếu việc tu tập của vong linh nếu có sự tiến bộ, thành tựu, đắc quả, thì vong tiếp tục được đi lên cảnh giới cao hơn, không cần phải luân hồi tái sanh vào cõi Nhân làm người. Khi đó thì số tiền cấp phát nói trên coi như được xóa nợ. Nếu việc tu tập của vong linh còn chưa tiến bộ, chưa thể đắc đạo do tiền kiếp nghiệp chướng còn nặng nề, oan gia trái chủ còn sâu đậm, thì theo Định nghiệp và Nhân quả báo ứng, phải chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Ở kiếp người thì số kinh phí được cấp phát tạm thời như đã nói trên (Tiền, Kinh sách) con người phải hoàn trả lại, là một điều kiện bắt buộc. Cho nên hầu như người nào cũng có nợ Tào Quan. Tiền Tào Quan sau khi trả xong rồi cũng không hoàn toàn có nghĩa là người đã trả nợ sẽ hanh thông trong công việc buôn bán kinh doanh, tiền bạc khởi sắc, có thể làm giàu. Đây còn phụ thuộc nghiệp quả tiền kiếp. Nếu trong tiền kiếp là kẻ ác độc, bất lương, trộm cắp, giết người…. thì vẫn phải nhận lãnh cái nghiệp đó phải trả. Nhưng cũng tùy trường hợp nợ phải trả và không phải trả. Ví dụ : – Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan. – Người Nợ mã Tứ Phủ, người Tiễn Căn và các trường...

Xem tuổi để trả nợ tào quan!

Xem tuổi để trả nợ tào quan!

Xem tuổi để trả nợ tào quan! Khi làm lễ trả nợ tào quan, mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Vậy số tiền tào quan và kinh sách cần trả cho từng tuổi được tính như thế nào? ... Hãy cùng dichvutamlinh.com tìm hiểu Vì sao phải trả nợ tào quan? Người xưa cho rằng  Theo quy định của Thiên Quy - Thiên Giới, sau khi người trên trần mãn số và quy tiên thì việc đầu tiên mà các vong linh đó chính là thoát ra khỏi cơ thể xác thịt và tiến vào cõi tâm linh - hay cũng chính là thế giới vô hình riêng biệt. Mỗi vong linh khi chuyển hóa sẽ được đặt một tên hiệu và xét duyệt để đi tu tập tại cõi này. Sau đó dưới Ngân Hàng Địa Phủ sẽ cấp vở (Kinh) và tiền (tiền tào quan) để vong linh sinh hoạt và trao đổi. Và trong thời gian tu tập đó của mỗi vong linh nếu có thành tựu, sự tiến bộ hay đắc quả thì những vong linh đó sẽ được lên đến cảnh giới cao hơn nữa và sẽ được miễn vào luân hồi tái sinh. Lúc đó số tiền quan tào được cấp lúc ban đầu sẽ được xóa bỏ, coi như vong linh đó không phải trợ nợ số tiền đó. Còn ngược lại, khi việc tu tập bị trễ nải, không có sự tiến bộ do chính tiền kiếp của người đó vướng nhiều nghiệp chướng, oan gia trái chủ nặng nề thì sẽ phải chuyển vào cõi Nhân để tái sinh để sửa chữa lại những lầm lỗi đó. Và số tiền quan tào sẽ phải được hoàn trả một cách bắt buộc và chính vì thế hầu như người nào cùng sẽ vướng nợ tào quan nhưng chỉ khác đó là ít hay nhiều. Tuy nhiên việc trả nợ tào quan khi được hoàn trả lại số tiền những không có nghĩa là việc buôn bán, kinh doanh, sự nghiệp có thể khởi sắc hay tiến bộ lên được. Đó còn phụ thuộc vào một phần nghiệp quả người đó đã làm tại kiếp trước ra sao. Nếu trong quá khứ tiền kiếp họ từng làm điều ác hay những điều bất lương, trộm cắp, giết người thì sẽ phải nhận lại những nghiệp trả cho việc làm đó. Quy định trả nợ tào quan Dưới đây là những quy định trả nợ tào quan theo “Lục thập hoa giáp” chiếu theo sách cổ và tuổi nam - nữ dưới đây đều được tính như nhau: Giáp Tý: số tiền tào quan phải trả 2 vạn 3 - Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho số 3 - Tào quan tính danh tư quân, thọ 75 tuổi. Ất Sửu: số tiền tào quan phải trả 38 vạn - Kinh 54 quyển. Nộp trả tại kho số 30 - Tào quan cát điền tư quân. Thọ 80 tuổi Bính Dần: số tiền tào quan phải trả 6 vạn + Kinh 74 quyển. Nộp trả tại kho 13 - Tào Quan tính Mã tư quân. Thọ 78 tuổi. Đinh Mão: số tiền tào quan phải trả 2 vạn 3 nghìn + 11 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 11 - Tào Quan tính hứa tư quân. Mậu Thìn: số tiền tào quan 2 vạn + Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho 11 - Tào Quan tính danh tư quân. Thọ 79 tuổi. Kỷ Tỵ: số tiền tào quan 7 vạn 3 nghìn + Kinh 28 quyển. Nộp trả tại kho 3 - Tào Quan tính Cao tư quân. Canh Ngọ: số tiền tào quan 10 vạn + Kinh 12 quyển. Nộp trả tại kho số 9 - Tào Quan tính Lý tư quân. Hình nhân 3 Tướng. Thọ 85 tuổi. Tân Mùi: số tiền tào quan 10 vạn 3 + Kinh 17 quyển. Nộp trả tại kho 10 - Tào Quan tính thường an tư quân. Hình nhân 2 Tướng nữ. Thọ 90 tuổi. Nhâm Thân: số tiền tào quan 4 vạn 2 + Kinh 11 cuốn. Nộp trả tại kho 16 - Tào Quan tính phả tư quân. Thọ 74 hoặc 89 tuổi. Quý Dậu: số tiền tào quan 5 vạn 2 + Kinh 5 quyển + 3 cây cột chùa bằng giấy. Nộp trả tại kho số 1 - Tào Quan tính Thành tư quân. Giáp Tuất: số tiền tào quan 5 vạn + Kinh 6 cuốn + 3 bộ xà chùa . Nộp tại kho 10 Tào quan tính Quyền tư quân- Thọ 91 tuổi. Ất Hợi: số tiền tào quan 4 vạn 8 + Kinh 130 cuốn . Nộp tại kho số 5 Tào quan tính Duyệt tư quân. Thọ 69 hoặc 79 tuổi. Bính Tý: số tiền tào quan 2 vạn 4 +...

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý

Vàng Mã Cúng 49 Ngày Và Những Điều Cần Lưu Ý Cúng 49 ngày là một thủ tục hậu tang lễ cực kỳ quan trọng và không được thiếu sót, bởi lễ cúng 49 ngày có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến gia đình mà còn tác động đến quá trình thọ nghiệp báo và luân hồi của người đã khuất ở thế giới bên kia. Do đó, việc cúng 49 ngày cần được tiến hành một cách chỉn chu và trang nghiêm, từ khâu chuẩn bị cho đến khi tiến hành, kể cả việc chuẩn bị vàng mã cúng. Bài viết dưới đây cung cấp đến quý độc giả thông tin về vàng mã cúng 49 ngày và những điều cần biết giúp quý độc giả có nhu cầu cân nhắc chuẩn bị. 1. Cúng 49 ngày là gì? Cúng 49 ngày là lễ cúng cho người đã khuất được diễn ra vào hạ tuần thứ 7 tính từ ngày người mất. Cụ thể, tính từ ngày mất, cứ cuối mỗi tuần gia đình cúng cho người đã mất một mâm cơm, gọi là Sơ thất, cuối tuần thứ 2 tính từ ngày mất thì cúng Nhị thất, tương tự tuần thứ 3 cúng Tam thất… cứ thế cho đến tuần thứ 7 thì cúng Chung thất, hay còn gọi là cúng 49 ngày. Ngày nay, cuối mỗi tuần gia đình thường không cúng Sơ thất, Nhị thất, mà gộp thành cúng cơm hằng ngày cho đến ngày thứ 49 thì cúng 49 ngày. Việc cúng 49 ngày xuất phát từ quan niệm, tín ngưỡng cho rằng, cứ hết mỗi tuần thì người đã khuất đi hết 1 cửa ngục ở Địa ngục, cú thế hết tuần thứ 7 thì qua 7 ngục, nên cúng 49 ngày cầu siêu cho người đã khuất được vãng sanh hoặc đầu thai làm người. Lại có quan niệm cho rằng, 49 ngày là thời điểm người đã khuất còn ở thể thân trung ấm, vẫn chưa hoàn toàn ý thức được mình đã chết, chưa thụ hưởng được các đồ cúng trái, do đó trong 49 ngày gia đình phải thường xuyên tạo nghiệp tốt lành, hồi hướng công đức cho người đã khuất để họ được cứu vớt, đến hết 49 ngày sẽ chuyển thế, đi thọ nghiệp báo sẽ được ân giảm hình phạt. Việc cúng 49 ngày lúc này sẽ là lễ cúng cầu cho người đã khuất được vãng sanh siêu độ, nhanh chóng chuyển sinh. Lễ cúng 49 ngày thường được tổ chức rất trọng thể, tiếp theo là đến lễ Tốt khốc (100 ngày) bởi tính chất quan trọng của nó. Trong ngày này, gia đình ngoài việc chuẩn bị mâm lễ trọng thể, chu toàn sẽ còn mời cả thầy về đọc kinh siêu độ. Mọi người trong gia tộc sẽ tụ họp về đọc kinh đồng lòng cầu siêu cho người mất. Nếu người đã mất chẳng may mất ngoài đường (do tai nạn…) thì gia đình tổ chức cúng 49 ngày ở nơi người đã mất gặp nạn qua đời. 2. Đồ lễ cúng 49 ngày và vàng mã Combo Cúng 49 Ngày Các đồ lễ cúng 49 ngày thường gồm các món sau: – Mâm ngũ quả – Hoa tươi – Nhang đèn – Đồ lễ cúng, thường là đồ chay bởi trong thời gian này vẫn phải thường xuyên tạo phước, tránh tích nghiệp. Gia đình do đó thường cúng đồ chay để tránh phạm nghiệp sát sinh, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển sinh của người đã khuất. Các món cúng thường có món xào, món canh, bánh trái, chè xôi trà rượu tươm tất đầy đủ. – Vàng mã. Nếu nhà có nhiều ban thờ thì các ban thờ khác cũng phải đầy đủ đồ cúng, tuy không nhiều như cúng người đã khuất, song cũng cần có đĩa trái cây, hoa tươi, nhang đèn. Khi đó ban cúng người đã khuất nên được bày ở một khoảng riêng, hoặc đem di ảnh người đã khuất xê dịch lên phía trước một ít. 3. Vàng mã cúng 49 ngày Mẫu Biệt thự vàng mã làm theo yêu cầu Vàng mã là một phần không thể thiếu của bất kỳ lễ cúng tâm linh nào, đặc biệt là các lễ cúng liên quan đến người thân đã khuất. Đốt vàng mã là một hình thức sưởi ấm vong linh, cũng là một cách để tạo phước cho người đã khuất, giúp họ nhận được công đức và lộ phí khi qua thế giới bên kia – người Việt ta vẫn quan niệm “trần sao âm vậy” – người đã khuất có tiền bạc để trao đổi, mua bán hay thậm chí là đi đường. Lễ cúng 49 ngày là một nghi thức quan trọng, do đó không thể thiếu các loại vàng mã. Vàng mã cúng 49 ngày thường bao gồm: – Đồ trang...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/