Thông Tin Về Lễ Cúng

Sự tích đền Bà Chúa Xứ núi Sam và văn khấn cúng Bà Chúa Xứ núi Sam đầy đủ

Sự tích đền Bà Chúa Xứ núi Sam và văn khấn cúng Bà Chúa Xứ núi Sam đầy đủ

Bài văn khấn cúng Bà Chúa Xứ tại núi Sam đầy đủ, chi tiết nhất Miếu bà Chúa Xứ tại núi Sam không chỉ được xem là nơi linh thiêng mà còn là di tích có kiến trúc độc đáo. Địa điểm nay cũng là nơi luôn thu hút các khách du lịch tìm đến để hành hương, trẩy hội, nhất là khi đầu năm mới. Để cầu xin lộc từ bà chúa xứ Châu Đốc và trước khi đến miếu bạn nhớ chuẩn bị bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ nhé. Văn khấn cúng bà Chúa Xứ Sự tích về bà Chúa Xứ núi Sam Theo ông cha kể lại thì sự tích về bà Chúa Xứ được truyền với nhiều sự tích khác nhau. Sau đây là một số sự tích mà chúng tôi đã sưu tập được. Sự tích về bà Chúa Xứ thứ nhất Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh. Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được. Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này. Sự tích về bà Chúa Xứ thứ hai Kể lại rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn nói thêm là hiện nay, tượng Bà đang ngự trên núi, yêu cầu dân làng lên núi thỉnh về để thờ phụng. Dân làng liền phái 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi để khiêng tượng, nhưng cũng không thể xê dịch bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Quả thật linh nghiệm; đến chân núi Sam, dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý Bà mà cho lập miếu thờ Bà ở đây. Sự tích về bà Chúa Xứ thứ ba Thì cho rằng, dưới thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Đốc, đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông (tức là bà Châu Thị Tế) ở nhà thường cầu nguyện cho ông bình an trở về, nếu được thì sẽ lập chùa thờ Phật để báo ân phù hộ. Sau khi Thoại Ngọc Hầu trở về, ông vì cảm kích trước tấm lòng của vợ mình nên đã cho quân lính sang tây Trấn Thành chở cốt Phật về lập chùa để thờ, đặt tên là chùa Tây An. Chùa xây xong, ông lo ngại tin đồn ác ý rằng xây chùa để thờ Phật của giặc nên đưa pho tượng ra ngoài chùa, lập miếu thờ để tránh phiền phức. Sự tích về bà Chúa Xứ thứ tư Thì kể về việc một thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi vì quá mệt mỏi nên đã ngồi nghỉ, sau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dân làng liền lập miếu thờ và gọi bà là Bà Chúa Xứ. Sự tích về bà Chúa Xứ Nội dung bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ “Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ. Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:…. Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm. Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí...

Bạn cần biết các loại hoa dùng để thờ cúng, các loại hoa không nên để bàn thờ và nên cắm bao nhiêu bông là đúng

Bạn cần biết các loại hoa dùng để thờ cúng, các loại hoa không nên để bàn thờ và nên cắm bao nhiêu bông là đúng

Thờ cúng là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh tại các nước phương Đông. Người Việt thường dâng mâm cúng với hương hoa, trái cây lên bàn thờ gia tiên, thần Phật để cầu mong bề trên phù hộ độ trì, giúp các thành viên trong gia đình làm ăn thuận lợi, bình an, hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải loài hoa nào cũng thích hợp để dâng cúng lên bàn thờ vào các ngày như Rằm, mùng Một, giỗ chạp… Các loại hoa dùng để thờ cúng và ý nghĩa Dùng hoa đào, hoa mai Đây là hai loài hoa thường thấy ở dịp Tết. Không chỉ là loài hoa đẹp nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho phú quý, giàu sang và có tác dụng xua đuổi tà ma, mang đến nguồn sinh khí, giúp con người khoẻ mạnh, bình an. Dùng hoa sen Có mùi hương thanh khiết, vẻ ngoài sang trọng sen được đánh giá là loài hoa có cốt cách thanh cao, gắn liền với nhiều điển cố điển tích nhà Phật. Vậy nên, loài hoa này chính là lựa chọn hàng đầu cho việc thờ cúng giúp tăng vận may tài chính, giúp gia chủ sớm thành đại gia trong tương lai. Dùng hoa cúc vàng Vì cung tài vận thuộc hành Kim, hoa cúc vàng lại đại diện cho hành Kim nên chọn hoa cúc để dâng cúng cầu tài lộc là lựa chọn đáng lưu tâm cho gia chủ. Vì Kim khắc Thủy nên không nên chọn những loài hoa có màu xanh, không chỉ gây hao tài mà còn ảnh hưởng đến công danh. Dùng hoa hồng đỏ Nếu chú ý bạn sẽ nhận ra những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn thường có màu đỏ, như phong bao lì xì, lồng đèn đỏ hoặc bùa bình an. Vậy nên, hoa hồng đỏ sẽ giúp gia chủ tăng thêm may mắn, hút tiền tài vào nhà. Dùng hoa huệ trắng Huệ là loài hoa tượng trưng cho sự sung túc, no đủ nên hoa huệ được cho là sẽ giúp gia chủ có được cuộc sống đầy đủ, sung túc và giàu sang. Dù có nhiều chủng loại, màu sắc nhưng tốt nhất nên chọn hoa huệ trắng để đặt lên bàn thờ. Dùng hoa đồng tiền Đúng như tên gọi của nó, hoa đồng tiền có ý nghĩa mang lại tài lộc, tiền tài, thịnh vượng đến gia chủ. Tuy nhiên nó còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sức khoẻ và tuổi thọ. Hiện nay có hai loại hoa đồng tiền đó là loại hoa đồng tiền đơn và đồng tiền kép với nhiều loại màu sắc sặc sỡ đem đến sự tươi mới, giàu sức sống. Các loại hoa nên dùng để cúng thần tài Khác với việc dùng để thờ cúng thổ công, ngày rằm, mùng một… thông thường, các loại hoa cắm dùng để cúng thần tài cần là loại hoa có ý nghĩa mang lại tài lộc, cầu phú quý cho gia chủ. Vậy nên và không nên dùng loại hoa nào cúng thần tài? Loại hoa đầu tiên nên sử dụng trên bàn thờ Thần tài – thổ địa đó chính là hoa mẫu đơn – đây là loại hoa biểu tượng cho sự thịnh vượng – phồn vinh – quý phái nên khi thờ hoa mẫu đơn trên bàn thờ Thần tài – thổ địa sẽ mang tới cho gia chủ thịnh vượng, hạnh phúc. Nếu không có hoa này thì có thể sử dụng các loại hoa khác như hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng Tiền những loại hoa thiên về sự thanh tịnh, tài lộc, may mắn rất tốt cho thờ cúng Thần tài – thổ địa.   Gia chủ cũng nên sử dụng hoa có màu đỏ và vàng đây là hai màu biểu trưng cho nhà Phật giúp tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ Thần tài nhà mình. Khi chọn cành hoa để chọn thì không nên chọn những bông nở to, mà chọn những bông có nhiều nụ, lá xanh tươi để bàn thờ tươi xanh, đẹp hơn. Hoa cúng nên cắm bao nhiêu bông? Bên cạnh loại hoa thì số lượng hoa cắm cũng thể hiện những ý nghĩa riêng và cũng cần có một số lưu ý. Về số lượng bông hoa trong một bình, để hợp tuổi, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, người tuổi Hợi, Mão, Mùi nên cắm 6 bông trong một bình. Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu cắm 9 bông hoa trong bình. Người có tuổi Dần, Ngọ, Tuất nên cắm 2 bông hoa. Còn đối với tuổi Thân, Tý, Thìn nên đặt bình hoa có 7 bông. Những con số này sẽ mang lại may mắn và thuận lợi trong việc làm ăn của gia chủ. Một số loại hoa không nên cắm trên bàn thờ Một số loại hoa được coi...

Những điều cần biết khi cúng rằm tháng 7 để mọi chuyên suôn theo ý muốn

Những điều cần biết khi cúng rằm tháng 7 để mọi chuyên suôn theo ý muốn

Cúng rằm tháng 7 là gì? Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Theo phong tục của tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được trở về dương thế. Đó cũng là lí do tháng 7 âm lịch hàng năm được dân gian gọi là tháng cô hồn. Ngoài ra, tháng 7 còn có ngày lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu với cha mẹ. Ngày này đã đi vào văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Bởi vậy, theo phong tục, ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy. Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào Tốt? Cúng rằm tháng 7 được xem là phong tục tập quán có từ lâu đời, nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Do đó, các gia đình đều chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 vào ngày 15/7 âm lịch hằng năm. Theo quan niệm, cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng cô hồn, mọi người có thể cúng từ 12h đêm ngày 10/7 ngày 15/7 âm lịch. Cúng Rằm Tháng 7 Buổi Sáng, Trưa Hay Tối Tốt Nhất? Theo người xưa truyền lại, những vong hồn sống trong địa ngục tăm tối nên khi gặp ánh sáng sẽ rất yếu. Nếu cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 vào ban ngày thì vong hồn sẽ không thích ứng được. Do đó, khi bạn cúng cô hồn, cúng chúng sinh thì nên cúng vào chiều tối. Với mâm cúng tổ tiên và thần linh thì bạn có thể cúng vào ban ngày, vào buổi trưa thì tốt hơn. Cúng Rằm Tháng 7 Vào Giờ Nào? Như phân tích ở trên thì mâm cúng cô hồn nên diễn ra vào lúc 17h – 20h tối. Còn với lễ cúng thần linh và tổ tiên thì nên cúng vào lúc 10h – 12h trưa để tổ tiên, thần linh nhận lễ cúng tốt hơn. Sau đó là để cho con cháu hưởng được phước đức và tài lộc. Cách chuẩn bị lễ vật mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất. Mâm cúng Phật Với các Phật tử, Rằm tháng Bảy là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người. Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.  Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...   Mâm cỗ chay cúng Phật. Ảnh: Tô Hưng Giang Mâm cúng thần linh và gia tiên Nếu cúng Phật là cỗ chay, mâm cúng gia tiên thường là cỗ mặn. Đối với mâm lễ cúng tổ tiên chúng ta thường sắp xếp "trên chay dưới mặn" tức là trên hoa quả, dưới là cỗ mâm mặn. Các món ăn nấu tùy theo điều kiện gia đình hoặc là các món mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn. Mâm cúng cơ bản cho ngày Rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình. Lưu ý: Bạn nên cúng Phật và cúng gia tiên vào buổi sáng.  Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Bảy. Ảnh: Vũ Thanh Hoan  Mâm cúng chúng sinh Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất.  Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có: Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), 12 cục đường thẻ. Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...). Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể...

Tính ngày Cách Cúng, Lễ vật cúng 100 ngày cho người mất

Tính ngày Cách Cúng, Lễ vật cúng 100 ngày cho người mất

Tính ngày Cách Cúng và Lễ vật cúng 100 ngày cho người mất Phong tục thờ cúng được xem là một nét đẹp văn hóa tâm linh được người Việt tín ngưỡng. Đối với lễ cúng 100 ngày người mất vô cùng quan trọng, bởi lễ cúng này không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ người đã mất. Mà nó còn giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát. Vậy cách cúng 100 ngày người mất ra sao? Mâm lễ vật cần chuẩn bị những gì? Để tìm câu trả lời mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. Tính 100 ngày người mất như thế nào? Theo quan niệm tâm linh người Việt thì lễ cúng 100 ngày người mất rất quan trọng và ý nghĩa. Tùy theo vùng miền mà cách cúng 100 ngày người đã khuất có sự khác nhau. Tuy nhiên vẫn thể hiện lòng kính trọng và thương nhớ người đã khuất, đồng thời giúp linh hồn sớm siêu thoát, về với cát bụi. Thường lễ cúng 100 ngày được tính kể từ ngày người thân trong gia đình qua đời. Dù tháng thiếu hay đủ thì lễ cúng này được diễn ra đúng 100 ngày. Phần lớn mọi người thực hiện lễ cúng này rất trọng thể, ngày để con cháu trong gia đình sum vầy bên nhau. Nhiều người vẫn bảo “chết là hết”. Thế nhưng trong tâm linh thì người chết luôn tồn tại trong tâm trí của người còn sống. Và lễ cúng 100 ngày là 1 trong những lễ cúng nhằm thể hiện lòng kính trọng và thương nhớ người đã mất. Không chỉ thế lễ cúng còn giúp linh hồn người mất sớm siêu thoát, về với tổ tiên. Khi tròn đúng 100 ngày người thân qua đời, con cháu sẽ tổ chức lễ cúng với mâm lễ vật tươm tất trên bàn thờ. Điều này thể hiện lòng thương nhớ, tưởng niệm linh hồn người đã khuất. Thông thường lễ cúng này tổ chức khá giống với lễ cúng 49 ngày. Tuy nhiên lễ vật có thể đơn giản hơn, chủ yếu là mâm cơm dâng kính lên người đã mất nhằm giúp linh hồn tìm về nơi an nghĩ cuối cùng. Cúng 100 ngày người mất có ý nghĩa gì? Có thể nói, lễ cúng 100 ngày người mất khá quan trọng và ý nghĩa trong văn hóa tâm linh người Việt. Sau khi người chết qua đời, người thân thường tổ chức tang lễ cùng vài lễ cúng sau đó như cúng tuần (thất), cúng 49 ngày, cúng 100 ngày,.. Tất cả các lễ cúng này đều nhằm tưởng nhớ, thể hiện lòng kính trọng với người qua đời. Song đó lễ cúng diễn ra nhằm đem linh hồn người mất tìm nơi an nghĩ cuối cùng, sớm siêu thoát đầu thai thành người. Người Việt hay chú trọng đến mâm cơm gia đình, nên ngày cúng 100 ngày đòi hòi con cháu về đông đủ và sum vầy bên nhau. Trước là thắp hương tưởng nhớ người đã mất, sau là các thành viên con cháu trong nhà sum vầy dùng bữa cơm gia đình. Tùy theo vùng miền mà cách cúng 100 ngày người đã khuất có sự khác nhau từ mâm lễ vật cho đến cách cúng. Thông thường lễ cúng 100 ngày được tổ chức vào buổi sáng và trưng bày mâm lễ vật ngay tại bàn thờ người mất. Lễ vật cúng 100 ngày người mất cần những gì? Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng 100 ngày người mất khác nhau. Tuy nhiên phần lớn mọi người chuẩn bị mâm cơm cúng 100 ngày khá đơn giản và mộc mạc. Mâm cơm với những món ăn mà người mất thích dùng khi còn sống. Mâm cơm cúng 100 ngày người mất được trưng bày tươm tất trên bàn thờ. Được người lớn tuổi nhất trong gia đình thắp hương và thỉnh linh hồn người mất về chứng giám. Mong linh hồn người mất sớm siêu thoát, tìm nơi an nghĩ, phù hộ con cháu được bình an và gặp nhiều may mắn. Mâm cơm, lễ vật cúng 100 ngày bao gồm: 1 bát cơm úp 1 quả trứng luộc hoặc gà luộc, thịt luộc,… đi kèm là những món ăn ưa thích mà người mất thích ăn nhất khi còn sống 1 chén Rượu. 1 chén Nước Hương trầm, hoa quả. Lưu ý: Lễ vật cúng 100 ngày đều phải tươi và tinh khiết, mặc dù không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị chu đáo và tươm tất. Sau khi chuẩn bị mâm lễ vật cúng xong, đại diện người lớn trong gia đình dựng đôi đũa vào giữa bát cơm. Rót rượu rót chè mời linh hồn người mất về dùng cơm cùng gia đình. Sau đó khấn vái và chờ tan nhang rồi hóa sớ, đốt tiền vàng mã...

Phúng điếu (Chấp điếu/ Cúng điếu) là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Phúng điếu (Chấp điếu/ Cúng điếu) là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Từ lâu phúng (chấp) điếu trở thành luật bất thành văn mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà việc chấp điếu hay miễn điếu có sự khác biệt. Điều này không bắt buộc gia đình mà cũng thực hiện theo. Vậy phúng điếu là gì? Khi đi phúng viếng người mất, bạn cần làm gì? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Phúng điếu là gì? Phúng điếu hay còn gọi là chấp điếu – một trong những nghi thức mỗi khi gia đình có tang sự. Tùy theo quan điểm của mỗi nhà mà việc chấp điếu hay miễn điếu có nên hay không, điều này không bắt buộc. Theo nghĩa Hán Việt, “Phúng” có nghĩa là những lễ vật mang viếng người chết. Những lễ vật này bao gồm hoa quả, nhang đền, hoa viếng, phong bì phúng điếu,… Phần lễ vật này nhằm thể hiện sự kính trọng của người đi viếng gửi đến gia đình. Mong phụ giúp gia đình phần nào nỗi mất mát đau thương. Còn từ “Điếu” có nghĩa là việc người còn sống đến thăm viếng gia đình có tang sự. Mặc dù người chết đã được khâm liệm nhưng đây được xem là lần gặp cuối cùng với người chết. Mong linh hồn của người mất sớm về nơi an nghỉ cuối cùng. Mặc khác an ủi, động viên phần nào đến người thân của người chết. Mong mọi người sẽ bớt đau buồn và vượt qua đau thương này. Nói túm lại, phúng điếu là việc bạn đến thăm viếng người chết lần cuối cùng. Đồng thời mang theo lễ vật như tiền phúng điếu,… để chia sẻ phần nào chi phí hậu sự. Có một số trường hợp đặc biệt, tang sự có phúng nhưng không điếu hoặc có điếu nhưng không phúng. Vì thế tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà “chấp điều hay miễn điếu”, không bắt buộc. Ý nghĩa và nguồn gốc của phúng điếu Theo phong tục thờ cúng thì việc phúng điếu có từ rất lâu đời. Tất cả bắt nguồn từ truyền thống tương thân tương ái, mọi người trong làng giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi gia đình có tang sự, mọi người tụ hội với nhau, người phụ cái này người phụ cái kia. Có nhà thì phụ lễ vật, có nhà phụ tiền của mua ma chay…. Cũng từ đó mà phong tục phúng điếu lưu truyền cho đến ngày nay. Ngày nay việc phúng điếu trông cầu kỳ hơn rất nhiều so với ngày trước. Phần lễ vật phúng điếu cũng nặng về vật chất hơn. Khi bạn khi phúng viếng người chết, phần lễ vật mang theo cúng người mất có thể là vòng tay, trái cây, nhang đèn,… thậm chí là phong bì phúng điếu. Cứ thế theo thời gian mà phúng điếu trở thành phong tục quen thuộc của nhiều vùng miền. Mỗi khi gia đình có tang sự không thể thiếu phần phúng điếu người mất. Tùy theo quan điểm của mỗi gia đình mà việc nhận lễ vật phúng điếu hay không. Một số người cho rằng nhận lễ vật phúng điếu sẽ khiến linh hồn của người chết mắc nợ và không được siêu thoát. Mặc khác cho rằng đó là hành động tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù họ lo tốt phần hậu sự nhưng vẫn chấp điếu. Nên đi phúng điếu bao nhiêu tiền? Khi đi phúng điếu người chết, bạn không quên mang theo lễ vật như vòng hoa, trái cây, nhang đèn,… đặc biệt là không thể thiếu phong bì phúng điếu. Tùy theo quan hệ giữa người thăm viếng và gia đình có tang sự mà phần lễ vật phúng điếu ít hay nhiều khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu là mong chia sẻ phần nào chi phí hậu sự cùng gia đình. Việc chấp điếu hay miễn điếu khi gia đình có tang sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bởi một số gia đình rất dư giả những vẫn chấp điếu nhằm thể hiện sự tương thân tương ái. Không muốn tình cảm giữa gia đình và người thăm viếng bị cách cắt. Do đó việc đi phong bì phúng điếu ít hay nhiều tùy thuộc vào người thăm viếng, chẳng ai bắt buộc điều này. Người đi phúng điếu nên lưu ý điều gì? Trước khi đi phúng điếu người mất, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây. Tránh phạm sai lầm kẻo rước họa vào thân. + Tùy theo mối quan hệ với gia đình tang sự thân thiết ra sao mà phần lễ phúng điếu ít hay nhiều. Quan trọng phải có để bày tỏ lòng thành kính với người quá cố. + Khi nhà bạn có trọng tang, chẳng hạn như ba mẹ,...

Phong tục cúng đầu tuần (cúng 7 ngày) & những lưu ý cần tránh khi cúng đầu tuần

Phong tục cúng đầu tuần (cúng 7 ngày) & những lưu ý cần tránh khi cúng đầu tuần

Việc cúng tuần đầu hay cúng 7 ngày cho người mới mất sẽ giúp cho gia đình có thể hướng Phật và làm nhiều việc thiện. Ngoài ra còn giúp cho vong linh giảm bớt đi sự thống khổ, sớm ngày siêu thoát. Vậy bài văn khấn cúng tuần đầu cho người mới mất như thế nào cũng như cách cúng 7 ngày đầy đủ và chuẩn nhất thì không phải ai cũng biết? Nguồn gốc phong tục cúng tuần đầu (cúng 7 ngày) Cúng 7 ngày cho người mới mất là một nghi thức tâm linh có nguồn gốc đến từ Trung Quốc. Sau này, nghi lễ cúng này được du nhập vào Việt Nam và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Theo tương truyền, người vãng sinh, sinh thiên tức là khi họ còn tại thế có nhiều đại thiện, thì sau khi mất đi sẽ tới cõi Trời sẽ không cần xuống âm phủ, không có phần âm và không cần phải cúng thất. Thế nhưng, còn với những người có nghiệp chướng sâu nặng, khi còn sống vướng phải khẩu nghiệp thì sau khi mất sẽ phải chịu đọa đầy. Dù vẫn có thể đầu thai để làm người ở kiếp sau nhưng cũng chỉ là làm người bình thường, không thể nào trở thành một người giàu sang phú quý. Những người bình thường thì đều sẽ có phần âm. Theo quan niệm, phần âm này sẽ tồn tại trong 7 7 bốn chín ngày sau khi ra đi. Cứ 7 ngày thì phần âm của người đã mất lại có một lần biến rời sinh tử. Hay dễ hiểu hơn đó chính là cứ mỗi 7 ngày thì linh hồn lại trở nên vô cùng thống khổ. Lễ cúng 7 ngày sau khi mất cần phải làm gì? Trong khi làm nghi thức cúng tuần thì người làm nghi thức cần phải giữ cho tâm được định tĩnh, trong sạch. Nếu như vừa làm lễ, đọc kinh sám hối nhưng tâm lại không thành kính thì có làm cũng như không. Tâm không thành tức là miệng thì đọc kinh nhưng trong tâm lại không thanh tịnh. Suy nghĩ vọng tưởng, mang đủ tính tham sân si, chỉ nghĩ tới lợi ích. Nếu khi cúng tuần đầu cho người mất mà tụng kinh không thành, lại thêm vào đó vong linh phải chịu nhiều đau khổ, quyến luyến với trần tục. Thì vong sẽ cố tìm cách để ở lại trần, quấy nhiễu và gây phiền phức cho dương gian. Như vậy linh hồn khó mà có thể siêu thoát, người nhà cũng cảm thấy bất an. Mọi việc đều diễn ra theo quy luật nhân quả. Cũng do vậy mà Phật vẫn thường dạy rằng: vạn pháp là vô ích, nhân quả không vô ích. Việc ấy chứng tỏ rằng giá trị cốt lõi của cuộc sống chính là nhân quả, con người gieo nhân nào thì ắt sẽ gặt được quả ấy, đây là một sự công bằng với mọi người. Cuộc sống cũng diễn ra theo một cách tuần hoàn, hạt vun xuống đất sẽ lớn lên thành cây. Và cây sau khi lớn lại đơm hoa kết trái. Trong trái có hạt, rải hạt xuống đất thì lại tiếp tục tạo nên một vòng tròn mới. Vòng tròn này tuần hoàn không ngưng nghỉ & luôn có biến thiên chuyển động. Mẫu kho vàng - kho bạc cúng 7 ngày Mỗi việc mà con người làm đều có ý nghĩa quyết định đến tương lai. Mọi điều nhân quả đều sẽ diễn ra tuần hoàn. Và tục cúng 7 ngày cũng là thể hiện nguyên lý nhân quả này. Con người khi còn sống gây ra những nghiệp thì dù có mất đi cũng phải trả nghiệp. Muốn nghiệp nhẹ bớt thì cần phải có được sự giúp sức từ người thân. Việc tổ chức lễ cúng 7 ngày sau khi mất vừa là một cách để an ủi vong hồn của người đã mất lại vừa tự tạo phúc cho bản thân và gia đình.  Ngoài cúng tuần đầu, người thân cũng có thể trì tụng chú đại bi để tâm mình có thể thanh tịnh và giải trừ đi nghiệp ác. Bài văn khấn lễ cúng 7 ngày cho người mới mất (st) Mẫu biệt thự cúng 7 ngày Dịch Vụ Tâm Linh xin chia sẻ Bài văn khấn cúng tuần đầu cho người mới mất chuẩn và đầy đủ nhất để mọi người cùng tham khảo! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức vào ngày…..tháng….năm…………….dương lịch. Tại (địa chỉ):…………………………………………………… Con trai trưởng (hay cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hay phụ mẫu nếu là bố), các chú bác, cùng anh rể, chị gái,...

Số Lượng ‘Xôi + Chè’ Cần Có Trong Các Bàn Cúng Truyền Thống Là Bao Nhiêu ?

Số Lượng ‘Xôi + Chè’ Cần Có Trong Các Bàn Cúng Truyền Thống Là Bao Nhiêu ?

Số Lượng Xôi Chè Cần Có Trong Các Bàn Cúng Truyền Thống Là Bao Nhiêu ? Số Lượng Xôi Chè Cúng trong tất cả các loại mâm cúng mà hiện nay được hàng triệu gia đình sinh sống tại TPHCM thường tổ chức: Mâm cúng dầy tháng/ Thôi nôi 1 / Cúng đầy tháng / Cúng Mụ gồm: - 12 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính - 1 Phần Xôi Chè Lớn: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ địa thần tài ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ ông táo ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ tổ tiên ( nếu có) Mâm cúng thôi nôi 2 / Cúng Thôi Nôi gồm:  - 12 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính - 1 Phần Xôi Chè Lớn: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ địa thần tài ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ ông táo ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè nhỏ hoặc Lớn : đặt ngay bàn thờ tổ tiên ( nếu có) Mâm cúng khai trương 3 / Cúng Khai Trương gồm: - 05 hoặc 09 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ địa thần tài ( nếu có) 4 / Cúng Nhà Mới /Tân Gia/Nhập Trạch gồm: - 05 hoặc 09 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ địa thần tài ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ ông táo ( nếu có) - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ tổ tiên ( nếu có) Heo cúng tâm linh 5 / Cúng Động Thổ gồm: 05 hoặc 09 Phần Xôi Chè Nhỏ -  01 Phần Xôi Chè Lớn: đặt ngay bàn cúng chính - 01 Phần Xôi Chè Lớn : đặt ngay bàn thờ thổ thần 6 / Cúng Xe gồm: 05 hoặc 09 Phần Xôi Chè Nhỏ: đặt ngay bàn cúng chính #Số Lượng Xôi Chè Cần Có Trong Các Bàn Cúng Truyền Thống Là Bao Nhiêu ?

Nên ăn những món gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu để rước tài đón lộc?

Nên ăn những món gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu để rước tài đón lộc?

Nên ăn những món gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu để rước tài đón lộc? Nên ăn những món gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu để rước tài đón lộc? Tìm hiểu cùng Dịch Vụ Tâm Linh tìm hiểu nhé 1. Tìm hiểu phong tục ăn bánh trôi nước trong ngày Tết Nguyên Tiêu Đối với người dân Trung Quốc, phong tục ăn bánh trôi nước đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Tiêu. Tương truyền vào đời nhà Tống (năm 960 đến năm 1279 sau Công Nguyên), dân gian bắt đầu thịnh hành một loại bánh mới có hình viên tròn, được làm từ bột gạo nếp với nhân là các loại hoa quả. Khi chín, loại bánh này có vị ngọt thanh và mùi thơm dễ chịu. Về sau, phần lớn các khu vực ở miền Bắc Trung Quốc đều gọi đây là bánh “Nguyên Tiêu” còn miền Nam thì gọi là “bánh trôi nước”. Bên cạnh đó, trong dân gian còn truyền miệng nhau một sự tích khác về tục ăn bánh trôi nước trong ngày rằm tháng Giêng. Theo đó, vào thời Tây Hán ở Trung Quốc, các cung nữ trong triều đều không được phép về thăm gia đình. Vì quá nhớ nhà cộng thêm nỗi cô đơn trong cung cấm, một cung nữ tên Nguyên Tiêu đã quyết định gieo mình xuống giếng, kết liễu cuộc đời. May thay, cô được một vị quan tên Đông Phương Sóc cứu sống và nghĩ cách giúp cô về đoàn tụ với cha mẹ. Ông đã bày một bàn bói trên phố và tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi chữ “16 tháng Giêng bị lửa thiêu”, người nào muốn thoát kiếp nạn này thì hãy tâu lên nhà vua. Nhận được tin từ người dân, Hán Vũ Đế vội triệu quan Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Ông giả vờ suy nghĩ rồi nói rằng thần lửa thích ăn bánh trôi, trong cung có cung nữ Nguyên Tiêu vừa khéo tay vừa giỏi bếp núc, nhà vua có thể giao cho cô làm bánh tế thần linh. Bên cạnh đó, ông còn hiến kế rằng, nhà vua nên ban lệnh cho dân chúng Tràng An đến ngày rằm phải treo trước cửa nhà một chiếc đèn lồng đỏ để Ngọc Hoàng lầm tưởng trần gian đang bị lửa thiêu. Đến ngày đó, mọi việc thuận buồm xuôi gió nên nhà vua đã vô cùng vui mừng, thưởng cho cung nữ Nguyên Tiêu về quê thăm nhà. Kể từ đó, ngày 15 tháng Giêng trở thành ngày Tết Nguyên Tiêu và bánh trôi cũng trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày này. Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập sang Việt Nam, truyền thống ăn bánh trôi nước vào rằm tháng Giêng vẫn được duy trì, bày tỏ ý nghĩa về sự đoàn viên, sum họp gia đình, đồng thời thể hiện mong muốn cuộc sống ấm no, đủ đầy trong một năm sắp tới. Chính vì vậy mà khi hỏi đến “Tết Nguyên Tiêu ăn gì?” thì câu trả lời trước hết sẽ là bánh trôi nước, tiếp đến mới là một số loại thực phẩm khác. 2. Những món nên và không nên ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu Nhiều người tin rằng, các thực phẩm mà bạn ăn trong dịp Tết Nguyên Tiêu hay rằm tháng Giêng cũng chứa đựng ý nghĩa riêng biệt, có thể mang đến vận may và tài lộc trong thời gian sắp tới. Dưới đây là một số món ăn với những tính chất riêng mà bạn có thể tham khảo: - Các thực phẩm chay: ngày rằm còn là ngày vía Phật, thường là cơ hội để tạo duyên, phóng sinh làm phước. Do đó, bạn nên thay những món mặn thường ngày bằng những món chay thanh đạm như đậu hũ, bông cải xào, súp nấm, canh rong biển hạt sen,... - Các món từ cá: những loại cá lớn, đặc biệt là loại có lớp vảy màu bạc, tượng trưng cho tài lộc về của cải, tiền bạc rủng rỉnh quanh năm. Lưu ý, khi chế biến món này, bạn cần giữ nguyên con để đảm bảo có một năm “đầu xuôi, đuôi lọt”, giảm hao tài tổn lộc. - Các loại thực phẩm, trái cây có màu tươi sáng như đỏ, vàng, xanh,... tượng trưng cho sự may mắn, hanh thông: xôi gấc, bánh chưng, khổ qua nhồi thịt, dưa hấu, đu đủ, thanh long, quả lựu,... - Các loại trái có hình tròn tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy: bưởi, cam, quýt, táo,… Ngoài ra, trong ngày rằm tháng Giêng này, bạn cũng cần tránh một số món ăn như thịt chó, thịt vịt, lươn, mực, xôi trắng,... Theo quan niệm...

Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì? Cúng ở đâu?

Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì? Cúng ở đâu?

Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì? Cúng ở đâu? Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt.  Đây là dịp để con cháu trở về nhà bày tỏ lòng hiếu kính, sự biết ơn đến ông bà, gia tiên những người đã khuất. Thông thường, cúng Tết Thanh Minh sẽ cần chuẩn bị 3 lễ cúng đó là: Mâm cúng Thanh Minh tại nhà, mâm cúng ở ban thờ thổ địa canh giữ nghĩa trang và 1 mâm cúng tại mộ phần. Theo quan niệm từ bao đời, mâm cúng dâng lên tổ tiên những ngày lễ, tết không cần quá cầu kỳ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà sắm lễ cho phù hợp. Tuyệt đối không bày biện quá nhiều mà tốn kém về vật chất, mâm lễ chỉ cần sắm đủ theo điều kiện kinh tế cũng như có tấm lòng thành của cháu con. Mâm cúng tết thanh minh thường có:  - Mâm cỗ mặn với đủ: Xôi, gà luộc, canh măng, miến, đĩa xào - Mâm lễ ngọt có: Hoa quả, bánh kẹo, trà tàu, thuốc lá Ngoài ra, gia chủ cũng nên sắm thêm hoa tươi (cúc vàng, cúc trắng, loa kèn, cẩm chướng) và tiền vàng. Trong trường hợp điều kiện không cho phép, gia chủ có thể lựa chọn cúng mặn hoặc cúng ngọt không cần quá cầu kỳ. Chủ yếu là bày tỏ tấm lòng thành kính. Lễ cúng Thanh minh ở mộ Tùy từng gia đình, lễ cúng Tết Thanh minh ở phần mộ tổ tiên có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Các lễ vật gồm: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Mâm cỗ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong. Mâm cỗ mặn ngoài những thứ trên có thêm rượu thịt, chân giò, gà luộc hoặc khoanh giò. Nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương, còn lễ vật đặt trên bàn có thể chung.  Khi đi tảo mộ, công việc chính là sửa sang các ngôi mộ cho sạch sẽ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, sau đó mới đặt lễ vật cúng Tết Thanh minh. Cúng xong, đợi hương cháy khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Bài cúng nếu được viết ra giấy thì đọc xong cũng đem hóa. Khi đi tảo mộ, chú ý đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận, không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh. Không nên giẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Nếu có trẻ nhỏ, nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận. Lễ cúng Tết Thanh minh tại nhà Phần lễ vật cúng tại nhà không yêu cầu quá cầu kỳ, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình hoặco phong tục tập quán của mỗi địa phương để chuẩn bị. Bạn có thể làm mâm cúng Tết Thanh minh với đầy đủ các món mặn như xôi, gà luộc, giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… và một số lễ vật khác như hoa quả, hoa tươi, trầu cau, vàng mã... Các gia đình Phật tử chuẩn bị mâm cúng chay. Một số gia đình không nấu cỗ cúng Tết Thanh minh, chỉ thắp hương với hoa và quả tươi, trà, bánh kẹo... để tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân tổ tiên. Trước khi cúng, cần dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng sạch sẽ, lau sạch bàn thờ gia tiên. Người cúng phải mặc quần áo sạch sẽ, chỉnh tề rồi lên hương, vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn. Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc. #Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì và Cúng ở đâu #Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì và Cúng ở đâu #Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì và Cúng ở đâu #Mâm cúng tết thanh minh gồm những gì và Cúng ở đâu

4 cách tréo gà cúng đẹp mắt và đơn giản cho các dịp, lễ quan trọng

4 cách tréo gà cúng đẹp mắt và đơn giản cho các dịp, lễ quan trọng

4 cách tréo gà cúng đẹp mắt và đơn giản cho các dịp, lễ quan trọng Gà cúng là một món đồ cúng thường thấy trong các mâm lễ, đặc biệt là vào những dịp cúng lớn như Tết, thôi nôi, cúng kỵ… Để cho mâm lễ thêm đẹp mắt, người ta thường sẽ tréo gà cúng theo nhiều cách khác nhau. Và trong bài viết này, Dịch Vụ tâm linh sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc 4 cách tréo gà cúng đơn giản, dễ làm. Mời bạn cùng đón đọc! Gà cúng là một món đồ cúng thường thấy trong các mâm lễ, đặc biệt là vào những dịp cúng lớn Những việc cần làm trước khi tréo gà cúng Trước khi đến với 4 cách tréo gà cúng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những bước cần làm, bao gồm công đoạn cắt tiết, nhổ lông và làm sạch ruột rồi mới đến bước tréo gà, luộc gà Cắt tiết gà Bạn có thể mua gà và nhờ người cắt tiết, nhổ lông sẵn. Trong trường hợp bạn tự xử lý, thì không thể bỏ qua bước cắt tiết gà. Nguyên tắc cơ bản nhưng lại quan trọng nhất trong bước cắt tiết chính là bạn cần phải thực hiện động tác này thật nhanh chóng, dứt khoát và đúng vị trí. Nhổ lông gà Sau khi cắt tiết và gà đã bất động, bạn cho gà vào nồi nước sôi và lấy ra để bắt đầu vặt lông gà. Không nên nhúng nước sôi quá lâu và nhổ mạnh kẻo bong cả lớp da gà. Sau khi nhổ lông gà sạch sẽ, bạn làm sạch mỏ, màng và lưỡi gà. Nên loại bỏ mùi hôi bằng cách chà xát gừng, muối rồi rửa sạch gà. Làm sạch ruột gà Bây giờ, bạn bắt đầu mổ và moi nội tạng của gà ra. Bạn chỉ nên mổ moi, chớ mổ phanh để khi luộc gà trông đẹp mắt hơn. Bạn dùng một con dao nhọn và sạch đường dài, sâu tầm 4cm từ vị trí hậu hôn khoảng 2 - 3cm. Sau đó đưa tay vào kéo nội tạng ra, chà xát bằng muối và rửa lại nhiều lần. 4 cách tréo gà cúng đẹp mắt, đơn giản, dễ làm Cách tréo gà cúng kiểu gà chầu Kiểu gà chầu được xem là một trong những cách tréo gà cúng đẹp mặt và ý nghĩa nhất. Tuy nhiên, để tạo hình cần tốn khá nhiều thời gian và công sức. Vì thế, kiểu này chỉ thường được dùng trong các dịp lễ lớn như giao thừa. Về mặt ý nghĩa, người ta cho rằng gà sau khi cúng xong sẽ trở về chầu trời và báo cáo sự việc đã diễn ra trong nhà gia chủ. Cách tréo gà cúng kiểu gà chầu Để làm được kiểu tréo gà này, bạn dùng dao rạch một đường nhỏ ở dưới miệng gà (vị trí cắt tiết), sau đó bẻ cánh gà nhét vào. Hãy đảm bảo rằng hai phần mũi cánh sẽ chìa ra ngoài, còn phần chân thì bạn bẻ ngược vào bên trong tạo thành dáng ôm lấy thân gà. Cuối cùng, bạn có thể buộc dây chun để định hình, hoặc nếu không có thì cũng không sao thì gà vẫn có thể đứng rất đẹp mắt. Cách tréo gà cúng kiểu cánh tiên Kiểu tréo gà cúng này được nhiều gia đình ưa chuộng bởi nó khá đơn giản và dễ thực hiện. bạn chỉ cần dùng dao bén cứa nhẹ vào phần cánh gà, sau đó đan chúng lại với nhau và hai cánh sẽ xòe ra như hình cánh tiên. Tiếp đó, bạn nhét đầu gà vào giữa cánh, dùng dây buộc lại để cố định. Còn về phần chân, bạn chỉ cần giấu một cách khéo léo vào phần bụng là hoàn thành. Cách tréo gà cúng kiểu cánh tiên Cách tréo gà cúng kiểu bay Kiểu tréo gà này vừa đẹp mắt, độc đáo mà lại khá đơn giản. Để tạo hình kiểu bay, bạn chỉ cần bẻ cánh gà và vắt ngược cánh lên phía sau, dùng dây cố định cánh lên đầu gà. Còn lại phần chân, bạn có thể bẻ gọn vào trong và phần đầu gà giữ cho nó ngẩng cao về phía trước. Cách tréo gà cúng kiểu bay Cách tréo gà cúng kiểu quỳ Đây là cách tréo gà cúng đơn giản, dễ làm nhất. Đầu tiên, bạn bẻ ngược cánh gà rồi áp sát vào thân gà. Tiếp đó, bạn bẻ quặp chân gà ra phía sau và cố định lại bằng dây để tạo thành dáng gà đang quỳ là hoàn thành. Cách tréo gà cúng kiểu quỳ Mẹo luộc gà không bị tróc da Sau khi tréo gà, bạn tiến hành luộc gà để đặt gà lên trên mâm cúng. Tiêu chí luộc gà sẽ bao gồm: gà chín đều, da không bị bong tróc và không quá chín. Để...

Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái?

Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái?

Khi nào thì nên cúng gà trống hay mái? Trong bất kỳ lễ cúng như giỗ chạp, khai trương,...việc dùng gà để cúng là một tục lệ không thể thiếu từ bao đời nay. Điều này thể hiện sự thành kính của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời cúng gà còn thể hiện ý nghĩa mang đến may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, đối với các đám lễ nên lựa chọn cúng gà trống hay mái là câu hỏi không phải ai cũng rõ? Và để giải đáp, Dịch Vụ tâm linh xin mời bạn đọc hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé! Ý nghĩa của việc cúng gà ở Việt Nam Theo phong tục người Việt, từ thời xa xưa đã dùng gà làm vật cúng trong các ngày lễ, đặc biệt là trong đêm giao thừa. Đến hiện nay, việc cúng gà trống hay mái trong một số lễ cúng, trừ một số dịp lễ bắt buộc phải cúng gà trống thì mọi người đã không còn quá chú trọng đến việc cúng gà trống hay mái. Tục cúng gà ở Việt Nam - Nét đẹp cổ truyền trong văn hóa tâm linh Trong thần thoại một số dân tộc Việt Nam, khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất đã thấy rất lạnh và ẩm thấp. Ngài bèn sai mười mặt trời chiếu sáng suốt mười ngày mười đêm để sấy khô mặt đất nhưng lại quên không thu hồi các mặt trời lại nên đã làm cho đất đai, cây cỏ và con người khốn đốn vì nắng hạn. Lúc bấy giờ, có chàng dũng sĩ tên Hậu Nghệ đã giương cung bắn rụng chín mặt trời, còn lại một mặt trời cuối cùng vì quá sợ hãi nên đã bay lên trời cao trốn biệt. Và thế là mặt đất trở lại sự tăm tối, con người và các loài vật rủ nhau đi gọi mặt trời về chiếu sáng nhưng chẳng con nào gọi được, duy chỉ có con gà trống mạnh mẽ cất tiếng gáy to vang dội khiến mặt trời tò mò quay trở lại và chiếu sáng cho cả mặt đất. Từ đó trở về sau, hình tượng con gà trống mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ. Hình tượng gà trống mang nhiều ý nghĩa đẹp đẽ Ngoài ra, con gà còn là 1 trong 12 con giáp với ý nghĩa biểu tượng của sự cương trực, mạnh mẽ. Còn trong văn học, hình ảnh con gà trống là đại biểu cho 5 đức tính lớn là: Văn - Mào gà như đội mũ, thân gà có lông óng ánh như quần áo là biểu tượng của quan văn Võ - Chân cứng và có cựa chọn, sắt bén như vũ khí là biểu tượng của quan võ Dũng - Sức chiến đấu mạnh mẽ, oai phong để bảo vệ bầy đàn của mình Nhân - Tìm thấy thức ăn luôn kêu gọi bầy đàn của mình lại ăn cùng Tín - Luôn cất tiếng gáy vang dội vào mỗi buổi sáng sớm để đánh thức mọi người dậy Từ những đặc điểm trên, giải đáp cho câu hỏi “cúng gà trống hay mái” thì người xưa đã lựa chọn gà trống làm lễ vật trong các dịp cúng chứ không lựa chọn gà mái hay là gà trống thiến. Trong ngày Tết, trên mâm cúng giao thừa và mùng 1 Tết nhất định không thể thiếu gà trống luộc với bông hồng đỏ gắn trên mỏ gà. Việc gắn thêm hoa ngoài việc để trang trí thì đây còn là biểu tượng cho hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời thức dậy, báo hiệu ngày đầu tiên trong năm đã đến. Cúng gà trống hay mái vào dịp lễ nào? Ngày nay, cúng gà trống hay mái đều có thể được dùng làm lễ vật trong mọi dịp cúng thông thường, trừ những ngày lễ cúng quan trọng như cúng giao thừa, cúng Ông Táo, Thần Tài thì bắt buộc gia chủ phải dùng gà trống để cúng. Theo như phong tục dân gian đã đề cập ở trên, gà trống gáy vào buổi sáng và báo hiệu ngày đầu tiên của năm mới đã đến với ý nghĩa mong cầu một năm mới sáng lạn, công danh, sự nghiệp, tiền tài rộng mở và cầu cho một năm mới thật nhiều mạnh khỏe, gia đình hòa thuận. Có thể cúng gà trống hay mái, tuy nhiên tốt nhất nên lựa chọn gà trống để cúng Hơn thế nữa, gà trống thường có thân hình to lớn hơn gà mái, đầu gà có mào nên khi làm thịt cúng, luộc chín và đặt lên dĩa nhìn rất đẹp mắt và tạo sự uy nghiêm hơn so với gà mái. Với những lý do trên, người ta thường sử dụng gà trống để cúng trong hầu hết các buổi lễ cúng. Với những...

Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe? Cúng xe nên quay đầu vào hay ra?

Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe? Cúng xe nên quay đầu vào hay ra?

Tại sao nên tổ chức lễ cúng xe? Cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Theo quan niệm của ông bà ta, xe cộ là phương tiện di chuyển và luôn gắn bó trực tiếp với chúng ta mỗi ngày nên sẽ mang theo nguồn năng lượng âm dương góp phần lớn vào thành công trong công việc làm ăn của gia chủ. Do đó, khi mua xe mới, dù là loại xe gì cũng nên chuẩn bị lễ cúng xe mới. Vậy tổ chức lễ cúng xe như thế nào là đúng chuẩn? Khi cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp kỹ càng qua bài viết sau đây! Mua xe mới có nên cúng? Việc ra lễ cúng xe nhằm ngụ ý bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, các vị tiên linh đã phù hộ, che chở cho gia đình ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn và có của ăn của để sắm sửa được xe mới. Không chỉ tổ chức lễ cúng khi mới mua xe mà vào những ngày cuối năm, tổ chức lễ cúng xe cũng là dịp mà gia chủ và các thành viên dâng lời cầu nguyện đến bậc bề trên ban điều phước lành cho những chuyến đi trong năm luôn được thuận lợi và bình an, hạn chế gặp những điều rủi ro. Ra lễ cúng xe mới nhằm cầu nguyện có những chuyến đi bình an Chuẩn bị mâm cúng xe đúng chuẩn 2023 Ra lễ cúng xe mới là đều cần thiết mà gia chủ phải thực hiện, tuy nhiên, để lễ cúng diễn ra tốt đẹp thì việc chọn thời gian tổ chức lễ cúng và lễ vật cúng rất quan trọng. Gia chủ có thể tham khảo qua các ngày hợp bản mệnh tuổi của mình và các khung giờ đẹp như là Đại An, Tiểu Cát, Tốc Hỷ. Ra lễ cúng xe mới cần chuẩn bị 2 lễ vật không thể thiếu là mâm cúng và xe mới mua. Nếu gia chủ tổ chức cúng xe tại nhà thì cần chuẩn bị mâm cúng ở 2 nơi. Mâm đầu tiên là cúng ở bàn thờ gia tiên với ý nghĩa nhằm trình báo ông bà tổ tiên, các vị thần linh về việc mua xe mới và cầu xin các ngài phù hộ bình an. Mâm thứ hai là đặt cúng ở ngay đầu xe mới. Để tổ chức lễ cúng xe với mâm cúng đầy đủ nhất dâng lên chư vị thì gia chủ cần chuẩn bị gồm: Gà trống luộc Thịt heo luộc hoặc heo sữa quay (Có thể thay bằng đồ chay nếu gia chủ theo đạo Phật) Lư hương và nhang, đèn Bình hoa tươi (có thể chọn hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa cát tường,...) Ngũ quả Xấp tiền vàng mã Nước lọc: 1 ly Rượu, trà: 3 hoặc 5 chum Gạo, muối hột Chuẩn bị đầy đủ lễ vật bày cúng Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng, tiếp theo gia chủ tiến hành bày trí lên mâm và lựa chọn hướng cúng hợp với bản mệnh. Hướng cúng xe nên quay đầu vào hay ra và tổ chức ở vị trí nào cũng là câu hỏi mà không ít gia chủ thắc mắc? Và chúng tôi sẽ giải đáp ngay tại phần tiếp theo của bài viết này! Nên cúng xe trong nhà hay ngoài sân? Địa điểm tổ chức lễ cúng xe mới nên đặt ở ngoài sân vì có không gian rộng rãi hơn trong nhà, gia chủ có thể bố trí và đặt được cả mâm cúng và xe. Tuy nhiên, trong điều kiện gia đình không có sân hoặc khoảng sân không đủ rộng rãi để đặt mâm cúng thì gia chủ có thể tổ chức cúng ở bên trong nhà. Dù cúng trong nhà hay ngoài sân thì lễ vật chuẩn bị vẫn phải đầy đủ và chỉn chu, và các nghi thức cúng vẫn được thực hiện tương tự như nhau. Cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Khi lựa chọn xong địa điểm đặt mâm cúng, gia chủ cũng cần chú ý đến hướng cúng. Chọn hướng cúng xe nên quay đầu vào hay ra? Việc lựa chọn hướng quay đầu xe cũng ảnh hưởng đến việc đặt mâm cúng và dâng lời cầu nguyện lên bề trên. Để lựa chọn đúng hướng hợp phong thủy và bản mệnh, gia chủ có thể hỏi thầy phong thủy để xem thử nên quay xe hướng nào phù hợp nhất với mình. Ngoài ra, nếu không xem hướng thì gia chủ có thể xoay theo hướng ra ngoài nhà và tránh không quay mâm cúng hướng vào trong nhà hay ngõ, hẻm. Như đã đề cập ở trên, 2 mâm lễ cúng đã chuẩn bị với mâm đầu tiên là để ra...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/