Tin tức & Tục lễ khác

Nên Hay Không Nên Sử Dụng Chén Dĩa Đã Qua Sử Dụng Để Cúng?

Nên Hay Không Nên Sử Dụng Chén Dĩa Đã Qua Sử Dụng Để Cúng?

Nên Hay Không Nên Sử Dụng Chén Dĩa Đã Qua Sử Dụng Để Cúng Cho Nhiều Gia Chủ Khác Nhau Không? Cuộc sống hiện đại việc sử dụng những dịch vụ thuê mượn và cung cấp mâm cúng không còn xa lạ với người tiêu dùng. Có nhiều khách hàng muốn thuê những vật dụng như chén đũa bình hoa lư nhang từ Dịch Vụ Tâm Linh, tuy nhiên Dịch Vụ Tâm Linh luôn tư vấn khách mua 1 lần dùng nhiều lần và từ chối cho thuê. Vậy vì sao Dịch Vụ Tâm Linh lại quyết định như vậy. Nên Hay Không Nên Sử Dụng Chén Dĩa Đã Qua Sử Dụng Cúng Cho Nhiều Gia Chủ Khác Nhau Không? Đầu tiên xuất phát từ nhu cầu cá nhân, Bản thân Dịch Vụ Tâm Linh không muốn đồ vật đã từng xuất hiện trên mâm cúng của một gia chủ khác lại tiếp tục xuất hiện trên mâm cúng của gia đình mình. Thứ hai về vấn đề vệ sinh, tuy những vật được cho thuê sẽ được thu gom và và vệ sinh trước khi cho thuê lượt tiếp theo, nhưng với tâm lý tiêu dùng thông thường thì việc sử dụng lại một vật dụng của một người xa lạ không quen biết sẽ làm cho khách hàng có tâm lý e dè, không thoải mái, và cảm thấy không hợp vệ sinh Thứ ba trong quá trình thuê mướn khi phát sinh những sự cố đổ bể, vỡ nứt thì bên dịch vụ sẽ tính tiền cho khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến những cảm xúc không thoải mái cho khách hàng, vì tâm lý chung khách hàng đã bỏ số tiền lớn ra chi trả cho mâm cúng, chỉ 12 đồ vật bị hư mà vẫn bị tính tiền, khách vẫn sẽ trả nhưng trong lòng không vui. Về phía dịch vụ nếu không thu tiền thì sẽ bị thất thoát chi phí. Thứ tư khi cho gia chủ thuê chén dĩa… trong mâm cúng thì sau đó gia chủ sẽ phải thu gom, dọn rửa sạch sẽ để phía dịch vụ quay lại thu về, như vậy gia chủ sẽ không thực sự thoải mái tận hưởng giây phút thiêng liêng bên người thân gia đình. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng Mâm Cúng Khai Trương Hệ Thống Phòng Khám Nhi Khoa Dr. PHUOC Vậy Dịch Vụ Tâm Linh đã làm gì để giải quyết các vấn đề nan giải trên? Mâm Cúng Đầy Tháng Tone Hồng Hiểu được tâm tư và nhu cầu mong muốn có một lễ cúng vừa thoải mái tiện dụng, và nghiêm trang đẹp mắt Dịch Vụ Tâm Linh đã dùng toàn bộ vật dụng là ly chén tô bằng giấy. Những vật dụng khác đều được tâm linh tư vấn bán cho khách với chi phí hợp lý và khách có thể dùng nhiều lần. Mâm cúng của Tâm Linh luôn đảm bảo về vấn đề đúng đủ đẹp và có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trải nghiệm Mâm Cúng Căn Tone Vàng Dịch Vụ Tâm Linh tự hào là đơn vị duy nhất hiện nay có mâm cúng đạt chuẩn chứng nhận an toàn thực phẩm Quốc Tế HACCP. Vì vậy khách hàng của Dịch Vụ Tâm Linh luôn an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với những thông tin trên Dịch Vụ Tâm Linh hi vọng sẽ cho khách hàng thêm cái nhìn đa chiều hơn về mâm cúng của Dịch Vụ Tâm Linh Theo Góc nhìn Tâm Linh!

Mâm Cúng Khai Trương Hệ Thống Phòng Khám Nhi Khoa Dr Phuoc

Mâm Cúng Khai Trương Hệ Thống Phòng Khám Nhi Khoa Dr Phuoc

𝐊Í𝐍𝐇 𝐂𝐇Ú𝐂 𝐇Ệ 𝐓𝐇Ố𝐍𝐆 𝐏𝐇Ò𝐍𝐆 𝐊𝐇Á𝐌 𝐂𝐇𝐔𝐘Ê𝐍 𝐊𝐇𝐎𝐀 𝐍𝐇𝐈 𝐃𝐑.𝐏𝐇𝐔𝐎𝐂 𝐂𝐇𝐈 𝐍𝐇Á𝐍𝐇 𝐁𝐈Ê𝐍 𝐇Ò𝐀 𝐊𝐇𝐀𝐈 𝐓𝐑𝐔𝐎𝐍𝐆 𝐇Ồ𝐍𝐆 𝐏𝐇Á𝐓 Cảm ơn Hệ Thống Phòng Khám Nhi Khoa Dr. Phước đã luôn ủng hộ Mâm Cúng Khai Trương tại 𝐂ô𝐧𝐠 𝐓𝐲 𝐂ổ 𝐏𝐡ầ𝐧 𝐓𝐌 𝐃ị𝐜𝐡 𝐕ụ 𝐓â𝐦 𝐋𝐢𝐧𝐡 Ý 𝐧𝐠𝐡ĩ𝐚 𝐜ủ𝐚 𝐜ú𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐭𝐫ươ𝐧𝐠 Lễ cúng khai trương không những giúp cho Gia Chủ gặp nhiều may mắn, điều tốt đẹp mà còn giúp Gia Chủ tránh được những rủi ro, xui xẻo mà có thể xảy ra. Chính vì thế, ngày càng nhiều người tiến hành nghi thức này trước khi bắt đầu một công việc làm ăn của mình. Niềm tin này xuất phát từ quan điểm của người Việt vào sự tồn tại của thần thánh. Những vị thần cai quản từ sự sống đến cái chết. Thậm chí còn quyết định tiền tài, đất đai,.. do đó những nghi lễ đã được hình thành nhằm tưởng nhớ, ghi công ơn đối với họ. Niềm tin là hiện diện thứ vô hình. Hay theo triết học thì những gì khoa học chưa chứng minh được, mặt tâm linh sẽ tạm thời đảm nhận điều này. Gây dựng niềm tin, tự tin vào bản thân mình. Từ đó tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các ông chủ, bà chủ làm kinh doanh để đưa ra những quyết định sáng suốt và sáng kiến đột phá. Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói Đầu Tiên Tại Việt Nam Đạt Chứng Nhận 𝐀𝐧 𝐓𝐨à𝐧 𝐓𝐡ự𝐜 𝐏𝐡ẩ𝐦 𝐐𝐮ố𝐜 𝐓ế 𝐇𝐀𝐂𝐂𝐏 𝐂𝐎𝐃𝐄𝐗 𝟐𝟎𝟐𝟎 Luôn có Văn Khấn Chuẩn lễ & Hướng dẫn Cúng Miễn Phí Giao Hàng & Sắp Mâm 24/24 Nhân viên Chuyên nghiệp - Tận tâm - Trách nhiệm Thanh toán Linh Hoạt, Không phải đặt cọc trước Xuất hoá đơn VAT công ty Cam Kết: Xôi Chè Gà nóng hổi khi giao tới P/S: Hình chụp thực tế bởi nhân viên giao hàng và sắp mâm Tâm Linh Tham khảo: https://www.dichvutamlinh.com/mam-cung-khai-truong https://docungtamlinh.vn/mam-cung-khai-truong https://www.mamcungtamlinh.com/mam-cung-khai-truong https://dichvudocungtrongoi.com/mam-cung-khai-truong https://vangmasaigon.com/mam-cung-khai-truong Chỉ đường: https://goo.gl/maps/nQZvMGrkXKpTeX2m7 Tiktok: https://www.tiktok.com/@docungtamlinhvn Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCTIDqmJnlrDMPkn8jt2keZw Hotline - Zalo 24/7: 𝟏𝟗𝟎𝟎.𝟖𝟔𝟔𝟖𝟏𝟓 - 𝟎𝟗𝟑.𝟖𝟎𝟗.𝟏𝟓𝟏𝟖 - 𝟎𝟑.𝟕𝟗𝟖𝟗.𝟕𝟓𝟕𝟓 Địa Chỉ: 39A Tân Chánh Hiệp 26, P.TCH, Q.12 Địa Chỉ: 15 Tân Chánh Hiệp 25, P.TCH, Q.12 #THOINOI #DAYTHANG #KHAITRUONG #DONGTHO #NHAMOI #mamcungthoinoi #mamcungdaythang #docungtamlinh #mamcungtamlinh #dichvutamlinh #mamcungthoinoichay #xoichethoinoi

Dịch Vụ Tâm Linh Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP Codex 2020 Đầu Tiên Tại Việt Nam

Dịch Vụ Tâm Linh Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP Codex 2020 Đầu Tiên Tại Việt Nam

Dịch Vụ Tâm Linh Trọn Gói Đạt Chứng Nhận HACCP Codex 2020 Đầu Tiên Tại Việt Nam Tại Việt Nam nhất là khu vực Hồ Chí Minh có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mâm cúng, đồ cúng lễ đầy đủ. Nhưng để tìm đơn vị cung cấp được mâm cúng đạt chứng nhận an toàn thực phẩm đã hiếm, còn tìm được đơn vị đạt chứng nhận an toàn thực phẩm chuẩn Quốc tế HACCP CODEX 2020 thì chỉ duy nhất Dịch Vụ Tâm Linh đạt mà thôi.  Công Ty Cổ Phân TM Dịch Vụ Tâm Linh với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất Vàng Mã, Dịch Vụ Tâm Linh là trung tâm sỉ Vàng Mã Miền Bắc tại Hồ Chí Minh, Chúng tôi kinh doanh vàng mã với thương hiệu Vàng Mã Sài Gòn. Vàng Mã Sài Gòn có đầy đủ vàng mã chuẩn Bắc - Trung - Nam với đa dạng mẫu mã, chất lượng. Có nhiều sản phẩm hiếm mà quý khách không thể tìm thấy ngoài chợ hay cửa hàng khác. Vàng Mã Sài Gòn đã sắp lễ và cung cấp rất nhiều cho các Thầy Cúng tại Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Các Tỉnh khác. Với nhiều năm kinh nghiệm Soạn lễ và sắp lễ cho các Thầy, Dịch Vụ Tâm Linh cung cấp thêm dịch vụ Mâm Cúng Trọn Gói chuẩn lễ, đầy đủ lễ vật nhất.    

Nguồn gốc tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch

Nguồn gốc tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch

Nguồn gốc tục cúng cô hồn và lễ Vu Lan tháng 7 âm lịch Người ta tin rằng tháng 7 âm lịch là tháng "mở cửa mả", có rất nhiều quỷ đói lên quấy phá dương gian nên phải cúng đồ ăn cho chúng để quỷ khỏi quấy nhiễu.  Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (quận 10, TP HCM) cho biết, tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là "Phóng diệm khẩu", tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và nói trại đi thành "cúng cô hồn", tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Hai ngày lễ cúng lớn trong tháng 7 âm lịch là lễ Vu Lan và cúng cô hồn đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Ảnh: vanhoaphatgiao Tục cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ… Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn). Tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình. Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, còn ở Việt Nam thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không ấn định riêng ngày nào. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là "tháng cô hồn" không đem lại may mắn nên người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này. Như vậy, trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn: Vu Lan và cúng Cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật, là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Vì tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác. Thương mẹ nên ông dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Vì còn tính "tham sân si" nên khi bà đưa bát lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ không thể ăn được. Đau xót khi chứng kiến cảnh này, Kiền Liên cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ. Đức Phật dạy ông rằng một mình con không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy, không những cứu được mẹ...

Cúng 49 ngày tính từ ngày nào (Lưu ý)

Cúng 49 ngày tính từ ngày nào (Lưu ý)

Cách tính 49 ngày cho người mất để tổ chức buổi lễ cúng tiễn đưa linh hồn của người khuất xuống suối vàng sao cho chính xác và chuẩn phong tục, truyền thống của người Việt Nam. Việc hành lễ 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn là một câu hỏi khiến nhiều người đau đầu tìm lời giải. Bài viết sau đây, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giúp mọi người tìm ra lời giải cũng như tìm hiểu kỹ hơn về ngày lễ 49 ngày sau khi mất.  Cách tính 49 ngày cho người mất có nguồn gốc ra sao? Lễ cúng 49 ngày (theo tiếng Hán – Việt là chung thất) là 1 tín ngưỡng lâu đời của nước ta. Đây được xem là buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau khi người mất đã qua đời được 49 ngày. Theo Wikipedia – bách khoa toàn thư lớn nhất tại Việt Nam: Phong tục trên được người Việt tính toán dựa theo thuyết nhà Phật ( âm hồn người đã mất khi qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi một lần phán xét kéo dài 7 ngày, rồi sau đó đi qua 1 điện lớn ở âm ti. Sau 7 tuần âm hồn sẽ được siêu thoát. 49 ngày chính là quãng thời gian đưa linh hồn người chết về với cửa Phật. Bên cạnh đó, đây cũng chính là lễ cúng quan trọng đối với người Việt nhằm bày tỏ lòng thánh kính, thương xót, cũng như tưởng nhớ đối với người đã khuất. Lễ 49 ngày được tính từ ngày chôn hay ngày mất? Lễ cúng 49 ngày là một tín ngưỡng của người Việt, đây chính là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng mà người còn sống dành cho người đã khuất. Lễ cúng diễn ra sau ngày người chết qua đời được 49 ngày. Như vậy theo quan niệm của ông bà xưa thì lễ 49 ngày sẽ bắt đầu tính từ ngày mất. Tuần 49 ngày còn được gọi là cúng “chung thất”. Lễ 49 ngày được tính theo vía của đàn ông. Một vía là 7 ngày, bảy vía tính là 49 ngày. Những người theo đạo Phật thường nhờ thầy làm lễ 49 ngày tại chùa cùng với mong ước “quy” người mất về chùa, nương nhờ nơi cửa Phật. Lễ 49 ngày sau khi mất dựa theo thuyết Phật giáo: Âm hồn sau khi đã qua đời sẽ phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi một lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua một điện lớn ở âm ty, sau 7 tuần vong hồn mới có thể được siêu thoát. Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày cho người đã mất 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn, ý nghĩa là gì? Theo kinh Phật thì người chết sau 49 ngày, thì vong linh của người đã khuất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện lúc còn sống làm nhiều điều tốt đẹp thì về cảnh giới an lành. Ngược lại, làm nhiều điều sai trái thì thọ sẽ phải sanh vào cảnh khổ. Cũng vì lẽ đó, mà người theo đạo Phật thường hay cúng vào ngày chung thất. Mục đích là nhờ sức mạnh của Phật Pháp mà hương linh thác sanh về nơi cảnh lành. Làm lễ 49 ngày có nghĩa là cầu mong vượt linh hồn của người mất vượt qua thế giới tối tăm, vãng sanh an lạc tại nơi suối vàng.  Ý nghĩa của phong tục cúng 49 ngày cho người chết theo quan niệm không phải chết sẽ là hết. Tuy không còn trên cõi trần, nhưng vong hồn người ấy vẫn tồn tại và đi vào các cõi nghiệp nhân tương ứng mà khi còn sống người đó đã gieo tạo nên. Cúng 49 ngày không chỉ có ý nghĩa thể hiện tình cảm thương tiếc & tưởng nhớ đến người chết mà còn có ý nghĩa nhắc nhở những người quá cố hướng tâm về cái thiện để được tái sinh về nơi cực lạc. Lễ cúng 49 ngày là việc tạo công đức cho người đã khuất, đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với người đã khuất, sớm được về cảnh giới an lành và tốt đẹp.  Một số điều cần lưu ý trong lễ cúng 49 ngày Bên cạnh biết 49 ngày tính từ ngày mất hay ngày chôn thì các bạn cũng cần lưu ý một số điều để vong hồn người mất nhanh siêu thoát. Trong 49 ngày, tang gia không nên sát sanh để làm lễ cúng tế. Làm vậy người mất sẽ không được siêu thoát mà còn thêm tội. Tốt nhất nên ăn chay, cầu nguyện để giúp người mất nhanh siêu thoát. Sắm lễ cúng 49 ngày cũng kỵ việc sát...

Giải đáp: Cúng 49 ngày trước có được không?

Giải đáp: Cúng 49 ngày trước có được không?

Giải đáp: Cúng 49 ngày trước có được không? “Cúng 49 ngày trước có được không?” là một câu hỏi được đa số gia quyến thắc mắc khi người thân của mình đã tạ thế. Trong bài viết này, Dịch Vụ Tâm Linh sẽ giải đáp một số câu hỏi liên quan đến nghi lễ cúng 49 ngày dành cho người đã khuất. Mời bạn cùng đón đọc! Ý nghĩa của tục cúng 49 ngày Cúng 49 ngày là gì? Cúng 49 ngày còn được biết đến với cái tên là chung thất hay lễ cúng giỗ mở đầu. Đây này là một trong những nghi thức quan trọng không thể bỏ qua trong trình tự tang lễ. Cúng 49 ngày còn được biết đến với cái tên là chung thất hay lễ cúng giỗ mở đầu Theo Phật Giáo, con người sau khi qua đời sẽ dựa vào phước phần đã tích lũy từ quá khứ để được trở về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula hay nhân và thiên. Trong Kinh Địa Tạng có nói, sau khi người chết tròn 49 ngày, họ sẽ được tái sinh vào những cõi khác nhau. Và khoảng thời gian 49 ngày đó, họ chưa được siêu thoát mà sẽ chờ định tội tùy thuộc vào những gì đã làm khi còn sống. Nơi họ về cũng sẽ được phân chia theo những việc thiện và việc ác mà họ đã gây ra. Vì sao lại là 49 ngày? Con số 49 được lý giải như sau: Khi qua đời, vong linh của họ sẽ đi qua điện lớn ở âm ty và trải qua tổng cộng 7 lần phán xét, mỗi lần phán xét là 7 ngày, tổng cộng là 49 ngày. Sau khi phán xét xong, họ sẽ được tái sinh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp báo khi còn sống. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng người chết có thể tái sinh trong ngay những tuần đầu, điều này phụ thuộc vào phúc đức và nhân duyên của họ. Chính vì lý do đó mà cúng 49 ngày được xem là một nghi thức quan trọng. Trong ngày này, tang gia sẽ làm lễ cầu siêu với mong muốn người thân được siêu thoát về cõi an lành. Ý nghĩa của tục cúng 49 ngày Trước khi giải đáp cho câu hỏi Cúng 49 ngày trước có được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về ý nghĩa của nghi lễ này. Tục cúng 49 ngày là một nét đặc trưng trong truyền thống thờ cúng của người Việt. Đầu tiên, lễ cúng này được xem như hình thức tiễn người đã khuất sang thế giới bên kia. Vào ngày này, người thân sẽ bày tỏ nỗi tiếc thương cũng như gửi lời chúc tốt đẹp cho hành trình mới của vong linh đã khuất, giúp họ dễ dàng siêu thoát hơn. Lễ cúng 49 chính là buổi cầu siêu, giúp cho người đã khuất giảm bớt tội lỗi đã gây ra khi còn sống Thứ hai, lễ cúng 49 chính là buổi cầu siêu, giúp cho người đã khuất giảm bớt tội lỗi đã gây ra khi còn sống. Trong buổi lễ này, chúng ta sẽ hồi hướng người đã khuất đến những điều thiện lành, tốt đẹp để họ có thể đi về cõi an lành. Đồng thời, đây cũng là cách nhắc nhở người đã khuất nên rời ra thế tục, dục vọng và hướng về những điều tốt đẹp để tái sanh vào cảnh giới tốt lành. Cuối cùng, cúng 49 ngày chính là cách nhắc nhở người đã khuất cũng như tất cả những người còn sống rằng, không phải chết là hết, mà cái chết sẽ tạo nên một khởi đầu mới. Khi mất đi, linh hồn chúng ta sẽ rời khỏi phần hồn để tiếp tục đến với những cõi khác dựa trên nghiệp nhân đã gieo khi còn sống. Vì thế, nếu còn sống, chúng ta nên tích cực làm những điều tốt để kiếp sau được đầu thai vào cõi an lành hơn. Cúng 49 ngày trước có được không? Từ những nội dung đã chia sẻ bên trên, có thể thấy rằng cúng 49 ngày là một nghi thức vô cùng quan trọng và chúng ta nên tuân thủ để người đã khuất bắt đầu một hành trình mới một cách tốt đẹp hơn. Vậy, câu trả lời cho thắc mắc cúng 49 ngày trước có được không chính là không nên. Bạn nên thực hiện đúng thời gian, nghi thức và trình tự để buổi cúng 49 ngày, cũng là buổi cầu siêu được diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Một số câu hỏi thường gặp khi cúng 49 ngày Bên cạnh câu hỏi “Cúng 49 ngày trước có được không?”, xoay quanh lễ cúng 49 ngày còn có nhiều thắc mắc như sau: Tính 49 ngày từ ngày...

Lễ Tết thanh minh năm 2023 là ngày nào?

Lễ Tết thanh minh năm 2023 là ngày nào?

Tết Thanh Minh mặc dù không phải là ngày lễ Tết lớn trong năm nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Vậy ngày Tết Thanh Minh có ý nghĩa như thế nào và nhằm vào ngày nào dương lịch năm nay? Hãy cùng Dịch Vụ Tâm Linh tìm hiểu nhé! Tết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình. Vậy Tết Thanh Minh có ý nghĩa, nguồn gốc như thế nào? Và năm nay Tết Thanh Minh nhằm vào ngày nào dương lịch? Hãy cùng Dịch Vụ Tâm Linh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 1. Tết Thanh Minh 2023 vào ngày nào dương lịch? Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an. Năm 2023 Tết Thanh Minh rơi vào thứ ba ngày mùng 5/4/2023 (ngày 15/2/2023 nhằm Ngày Quý Tỵ, tháng Ất Mão, năm Quý Mão). 2. Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh Nguồn gốc của Tết Thanh Minh Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, Tiết thanh minh là 1 trong 24 tiết khí. Tiết khí này được lập lịch theo quan niệm của các quốc gia phương Đông. Về mặt nghĩa đen, thanh là khí trong, minh là sáng sửa. Tiết thanh minh nghĩa là khi trời mát mẻ quang đãng. Tiết thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày. Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết thanh minh. Vào năm 2023, Tết thanh minh sẽ nhằm ngày 5/4 Dương lịch (15/2 Âm lịch), sau khi kết thúc tiết xuân phân và kéo dài đến ngày 20/4. Ngoài Tết thanh minh, vào những ngày đầu năm tháng 3 còn có Hội Đạp Thanh hay còn gọi là hội giẫm cỏ. Đây là lễ hội cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc trong dịp này, nam nữ sắm sửa cho mình quần áo đẹp để cùng đi chơi xuân. Hiện nay ở Việt Nam không còn lưu truyền lễ hội này nữa nhưng vẫn chúng ta vẫn có thể biết được lễ hội này qua đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: "Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh, Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân, Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm" Ý nghĩa của Tết Thanh Minh Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi xa làm ăn thì vào ngày này gia đình cùng tụ họp đi tảo mộ sau đó về nhà quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ sạch sẽ tươm tất như thay con cháu thể hiện lòng thành kính của mình đối với tổ tiên. Trong dịp Tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc tấp nập thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ba mẹ ông bà khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình. Tết Thanh Minh có phải Tết Hàn Thực không? Theo TS.KTS Vũ Thế Khanh, mặc dù Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực có những năm bị trùng ngày với nhau, tuy nhiên, 2 ngày này thực chất có ý nghĩa và nguồn gốc hoàn toàn khác nhau. Tết Thanh Minh là ngày đầu trong tiết thanh minh, là 1 trong 24 tiết khí mỗi năm, kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, từ ngày 4 - 5/4 cho đến ngày 20 - 21/4 hàng năm. Trong khi đó, Tết Hàn Thực xuất phát từ một điển tích cổ ở Trung Quốc với ý nghĩa tưởng nhớ của vua Tấn Văn Công đến Giới Tử Thôi. Tết Hàn Thực kéo dài từ 3/3 - 5/3 Âm lịch hàng năm. 3. Người Việt thường làm gì trong Tết Thanh Minh Làm gì trong Tết Thanh Minh Tết thanh minh đi tảo mộ Đối với người Việt Nam ngày Tết Thanh...

Tất tần tật về gương bát quái mà bạn nên biết

Tất tần tật về gương bát quái mà bạn nên biết

Tất tần tật về gương bát quái mà bạn nên biết Bạn đã biết hết về thủ tục treo gương bát quái cũng như bài khấn trong lễ treo gương chưa? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Gương bát quái đã không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng trong lễ treo gương thì bài khấn và thủ tục rất quan trọng. Nếu chưa hiểu rõ những điều này, hãy cùng tham khảo ngay những điều dưới đây nha. Gương bát quái dùng tránh các loại tà yêu, ma quái và tà khí xung quanh căn nhà. Tuy nhiên treo gương bát quái không được tùy tiện, mà cần phải hiểu chức năng cũng như cách sử dụng, vị trí treo hợp lý để tránh phản tác dụng, gây nguy hại cho gia chủ. 1. Các loại gương bát quái Gương bát quái là tấm biển vẽ hình bát quái (ám quẻ), đó là: Càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn, với các nét vẽ như sau: Càn: 3 gạch liền; Khôn: 6 gạch ngắt quãng; Khảm: ở giữa đầy; Ly: ở giữa hở; Chấn: Như chiếc ống lật ngửa; Cấn: như bát úp; Đoài: Khuyết ở trên; Tốn: đứt ở dưới. Gương bát quái (tiếng Anh là bagua hay pakua) là gương có dạng hình tròn, hình dáng nhỏ, bao quanh bởi khung gỗ hình bát giác. Mỗi mẫu gương có màu sắc và họa tiết khác nhau, nhưng chủ yếu là các màu đỏ, vàng và xanh lá cây tương ứng với mùa hè, mùa thu và mùa xuân. Có các loại gương bát quái cơ bản sau: Gương bát quái lồi Loại gương này hình lồi giống như mai rùa, hình cầu lồi lên, là công cụ hóa giải sát khí từ các loại vật thể. Các loại vật thể mang sát khí trong phong thủy có thể kể tới là cột đèn, vật hình nhọn sắc, con đường chạy thẳng vào nhà thờ, cột cờ,... Các loại gương bát quái Gương bát quái lõm Gương lõm dùng tích tụ năng lượng (trái với gương lồi để phân tán). Phương vị phong thủy có hiện tượng thất tán khí hoặc các vật thể cho là tốt đẹp lại không gần nhà thì có thể treo gương lõm để nó hút nguồn năng lượng tốt vào nhà cho gia chủ. Gương bát quái lõm Ví dụ từ cửa sổ nhà trông ra 1 ngọn núi khá đẹp, thuộc loại núi Văn Xương (có ích cho đường học vấn), nhưng lại quá xa nhà thì dùng gương lõm treo trước cửa sổ để thu hút lấy khí tốt từ núi. Gương bát quái phẳng Theo phong thủy, gương phẳng đặt trong nhà thì thu hút năng lượng tốt khi treo gương ở cửa chính hoặc cửa sổ thì phản tác dụng. Nếu phương vị cát lợi treo gương sẽ có tác dụng hút khí tốt. Treo gương ở phương vị bị xung sát thì giúp hóa giải khí xấu. Gương bát quái phẳng Gương bát quái Hậu Thiên Gương bát quái Hậu thiên có quẻ Ly nằm ở chính giữa trên cùng và Khảm nằm ở chính giữa dưới cùng. Bát quái này đại diện cho các chu kỳ năng lượng như sinh-sống-chết. Loại gương này sử dụng mang tới những thay đổi về năng lượng. Thường dùng với những người có nhà nằm hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc (gọi là Đông tứ trạch). Gương bát quái Tiên Thiên Tiên Thiên bát quái có quẻ Càn ở chính giữa trên cùng và quẻ Khôn ở chính giữa dưới cùng. Tiên Thiên tượng trưng cho các yếu tố hài hòa giữa Âm và Dương. Đây là loại gương bát quái tốt nhất giúp bảo vệ gia chủ khỏi những tác động xấu và tiêu cực. Vì vậy người ta hay treo gương ở cửa ra vào hoặc cửa sổ để hóa giải các mũi tên độc hoặc âm chi. Gương Tiên Thiên phù hợp với những gia đình có nhà hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc (Tây tứ trạch). 2. Thủ tục khai quang gương bát quái Đầu tiên thì gia chủ phải chọn ngày tốt treo gương, có thể treo nơi phù hợp với mệnh, tuổi tác của mình để tránh những điềm không may. Đa phần gương bát quái treo vào ngày rằm hoặc mùng một chứ không phải ngày nào cũng treo. Theo phong thủy, thủ tục khai quang gương bát quái sẽ giúp triệt để hóa công năng giải sát khí, trấn trạch tốt hơn. Các bước thực hiện như sau: Bước 1 Tẩy uế gương bằng cách lau sạch gương với rượu trắng thêm gừng giã nhỏ, giúp tránh bám uế. Dùng khăn khô sạch chưa qua dùng để lau khô gương. Đặt gương lên đĩa sạch rồi để lên bàn thờ. Thủ tục khai quang gương bát quái giúp triệt để hóa công năng giải sát khí, trấn trạch tốt hơn Bước 2 Làm lễ xin phép Thổ địa, thần linh khai quang gương và treo gương trước cổng. Bài khấn trong lúc khai quang gương do...

Tìm hiểu về gương bát quái? Phân loại và cách sử dụng gương bát quái đúng nhất

Tìm hiểu về gương bát quái? Phân loại và cách sử dụng gương bát quái đúng nhất

Tìm hiểu về gương bát quái? Phân loại và cách sử dụng gương bát quái đúng nhất Gương bát quái giúp tiêu trừ nguồn năng lượng xấu Gương bát quái đã được ông bà ta sử dụng từ xa xưa trong phong thủy nhà ở. Cho đến này, loại pháp khí này vẫn xuất hiện ở khả nhiều ngôi nhà hiện tại. Vậy bạn đã biết gì về chiếc gương đặc biệt này? Vì sao lại phải treo trước cửa chính? Pháp cụ này đem tới lợi ích gì cho gia chủ? Vẫn càng vô số những vấn đề liên quan đến chiếc gương này mà chắc chắn bạn chưa biết. Nếu bạn cũng đang tò mò thì hãy tham khảo những thông tin cực hữu dụng ngay bên dưới đây nhé! Bát quái là gì? Điều đầu tiên mà bạn cần nắm rõ chính là khái niệm và ý nghĩa của gương bát quái. Sau đây là những kiến thức cơ bản nhất: Gương bát quái là gì? Gương bát quái là một loại pháp cụ được sử dụng qua hàng nghìn thế kỷ này. Theo phong thủy, chiếc gương có dạng lồi giúp quy tụ nguồn năng lượng từ vũ trụ hỗ trợ trấn yểm, xua đuổi tà ma, hóa dữ thành lành. Ngoài ra, chiếc gương còn có thể diệt từ sát khí, sát ý, dùng sát diệt sát, đem tới sự bình yên cho ngôi nhà. Ý nghĩa của gương bát quái Đúng với cái tên bái quái, chiếc gương sẽ có 8 cạnh giác đều nhau. Mỗi cạnh sẽ gồm 8 quẻ càn khôn, mô phỏng theo tứ phương tám hướng của trời đất. Những biểu tượng của các quẻ sẽ được vẽ xoay quanh chiếc gương tròn được đặt ở chính giữa.  Cách sắp xếp thứ tự các quẻ theo ý nghĩa phong thủy càn khôn trên gương như sau: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Cấn, Khảm, Đoài, Ly. Nhờ sự kết hợp của 8 quẻ càn khôn này, ngôi nhà của bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng tích cực, hóa giải mọi điềm dữ. Các trường hợp nên treo gương bát quái trong phong thuỷ Các pháp cụ phong thủy nên được dùng đúng thường hợp Việc lạm dụng gương bát quái sẽ phản tác dụng, có thể đem đến tai họa cho ngôi nhà của bạn. Do đó phải tùy vào trường hợp thì mới phát huy được công dụng của loại pháp cụ này. Điển như các tình huống dưới đây: Vị thế nhà ở bất lợi: Mặt tiền đặt hướng xây, đối diện trụ cột, cây cột thụ, bệnh viện, nghĩa trang, những nơi tích tụ nhiều âm khí,… Cửa sổ, cửa phòng đặt hướng xấu: Đối diện đường xá, con kệnh, sông bị ô nhiễm, nhà vệ sinh, bếp, ống khói, máy biến áp,… Nhà mặt tiền gần ngã ba: Khi lưu thông, các phương tiện, xe cộ thường di chuyển như hướng vào nhà bạn, gây áp lực, lo sợ về an nguy trong cuộc sống. Lúc này trang bị một chiếc gương phong thủy sẽ giúp tiêu hao sát khí, tránh việc tai nạn diễn ra với ngôi nhà của bạn. Cảm thấy bản thân, người nhà thường gặp vận xui, có tà khí, ý định xấu. Các loại gương bát quái và công dụng Gương bát quái được phân thành nhiều loại khác nhau, chủ yếu gồm 3 loại cơ bản: gương phẳng, lồi và lõm. Mỗi loại sẽ có những đặc tính, công dụng riêng. Bạn nên lựa chọn thật kỹ, sao cho phù hợp với nhu cầu, trường hợp của bản thân nhất. Chi tiết về từng loại sẽ có ngay dưới đây: Gương bát quái phẳng Trong số các loại gương bát quái thì dạng phẳng là an toàn, dễ sử dụng nhất. Thiết kế gương cũng tương tự như những loại khác. Phần gương sẽ có dạng phẳng lỳ hệt như gương sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, phần gương ở chính giữa sẽ không có màu bóng, được sơn trùng màu với những phần xung quanh. Đặc biệt, ở chính giữa thay vì là một chiếc gương phản chiếu, loại này sẽ được thay thế bằng biểu tượng thái cực âm dương. Gương không phản lại nguồn năng lượng tiêu cực vào nhà. Thay vào đó, chiếc gương sẽ lệch hướng tà khí, sát khí,… và dần tiêu biến đi, chứ không hấp thụ hay phản xạ lại. Gương bát quái quái lồi Gương bát quái có 3 loại phổ biến nhất Gương lồi chính là loại được sử dụng phổ biến nhất trong phong thủy nhà ở. Một chiếc gương bóng sẽ được đặt chính giữa và nhô ra bên ngoài, tương tự như mặt sau của một chiếc thìa. Gương lồi sẽ giúp phản xạ, xua đuổi những nguồn năng lượng tiêu cực, tà khí ra khỏi ngôi nhà của bạn. Gương bát quái lõm Gương lõm có thiết kế tương...

Tất Bật Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng 49 Ngày Cố Nghệ Sĩ Vũ Linh

Tất Bật Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng 49 Ngày Cố Nghệ Sĩ Vũ Linh

Tất Bật Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng 49 Ngày Cố Nghệ Sĩ Vũ Linh Vàng Mã Sài Gòn đã làm rất nhiều sản phẩm vàng mã cúng cho người quá cố, nhưng chắc Vàng Mã cúng 49 ngày cho cố nghệ sĩ Vũ Linh là đặc biệt nhất. Như lời chị "Bé Heo" đặt hàng, thì cố Nghệ Sĩ về báo mộng cho nhà là chú cần một căn nhà, một xe ô tô, một hộp bánh bía, một chiếc điện thoại chú đang dùng, một thùng bia. Và Chị đã nghe nhiều về Vàng Mã Sài Gòn nên chị quyết định đặt trọn niềm tin nhờ Vàng mã Sài Gòn làm để kịp cúng 49 ngày Tất Bật Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng 49 Ngày Cố Nghệ Sĩ Vũ Linh Hộp Bánh Bía Xe ô tô Thùng Bia Ken Video

Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu

Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu

Lễ chùa Bà Thiên Hậu Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương (thường gọi Chùa Bà Bình Dương linh thiêng) có tên chữ là Thiên Hậu Cung, do các hội người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu.  Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu Miếu bà Thiên Hậu hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Một trong những nơi lễ bái tín ngưỡng quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một. Đường đi tới chùa bà Thiên Hậu xuất phát từ TPHCM – Tuyến 1 (có thu phí): Đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó đi tiếp tới Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A. Đi theo Lê Văn Khương, Hà Duy Phiên/TL9 và TL8 đến Cách Mạng Tháng Tám tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Đi dọc theo Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường sẽ tới chùa. – Tuyến 2: Đi dọc theo Trường Chinh và Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A đến Đường Tô Ngọc Vân tại Thạnh Xuân. Tiếp theo đi dọc theo Đường Tô Ngọc Vân đến Hà Huy Giáp. Sau đó đi dọc theo Hà Huy Giáp và Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Chếch sang phải tại Yamaha Hoàng Long vào Nguyễn Du là sẽ tới chùa Bà Thiên Hậu. Ngoài tên gọi theo người Việt là Chùa Bà Thiên Hậu (Chùa bà Chợ Lớn) thì nơi đây còn có tên khác là Phò Miếu (tức miếu Bà) theo cách gọi của người Hoa. Và do bên cạnh có Tuệ Thành Hội Quán của người quảng đông nên chùa còn được gọi với tên Tuệ Thành Hội Quán. Vào năm 7 tháng 1 năm 1993 Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Lịch sử Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương Khởi nguyên, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 19, ban đầu tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu theo nguyên tắc kiến trúc điện mẫu, tức là chọn nơi gần nguồn nước, vì nước mang yếu tố âm và mang tính nữ. Đến năm 1923, Chùa Bà Bình Dương xuống cấp, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) đã chung sức tái tạo và di dời về vị trí hiện nay. Sự tích chùa Bà Thiên Hậu Ban đầu, giai thoại trong dân gian kể lại rằng Bà tên là Lâm Mi Châu, con gái của một ngư phủ sinh sống ở Phúc Kiến vào đời nhà Tống. Bà vốn có tánh linh, tương truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi dệt lụa ở nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì đó. Người mẹ trông thấy vậy vội lay gọi bà, sau khi thu tay lại ngước mắt cho mẹ biết là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng biết được việc này nên đã đem lòng tín ngưỡng, từ đó mỗi khi ra biển thì họ thường đến xin bà phù hộ lên đường bình an. Đến năm 27 tuổi thì bà mất và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương Ngôi chùa này bao gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, hai dãy nhà bên thì được xem như là Đông lang, Tây lang của ngôi chùa. Ở trên hai cánh cửa chính có đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, còn ở hai bên là cặp câu đối ca ngợi công đức của Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khi bước vào sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến cúng và cắm nhang. Mái trước của chính điện được lợp ngói âm dương theo phong cách truyền thống với những đường vân đắp nổi và trang trí hình tượng “cá chép hóa rồng”,”lưỡng long tranh châu”. Còn ở hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan võ, quan văn,… được điêu khắc theo lối kiến trúc của người Hoa. Tại chánh cung thì được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Bên phải thì thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công. Và bên trái của bà là nơi thờ năm vị nữ thần Ngũ Hành Nương Nương tượng trương cho: kim, mộc,...

Lúc nào đeo vòng Dâu Tằm cho bé là tốt nhất ?

Lúc nào đeo vòng Dâu Tằm cho bé là tốt nhất ?

Với tác dụng chính là dùng để trừ Tà Khí, Âm Khí và Hóa Giải vận xui. Theo kinh nghiệm dân gian và các chuyên gia phong thủy: Gỗ dâu tằm ta do có nhiều sinh khí dương nên vòng dâu tằm rất tốt cho các bé sơ sinh cũng như người lớn…được nhiều mẹ bầu mua về treo ở đầu giường khi mang thai và đeo ở tay sẽ giúp AN THAI, tránh bị động thai ảnh hưởng tới bé. Khi đi sinh sẽ mang theo bên người đến bệnh viện để bảo vệ bé sơ sinh trước Vong Âm, Tà Khí… Vòng Dâu Tằm thiết kế đặc biệt dành cho các bé từ 2,5kg trở lên có thể đeo vừa. Hơn nữa vòng điều chỉnh được độ rộng linh hoạt khi bé lớn và buộc chặt được tránh bị rơi. Vòng dâu tằm đặc biệt TỐT và cần thiết cho những người thuộc nhóm sau:  Tốt cho phụ nữ đang mang bầu và chuẩn bị sinh, mẹ bỉm sữa đang cho con bú. Rất tốt cho các bé nhỏ, đặc biệt là các bé mới sinh và bé dưới 10 tuổi. Hiệu quả với các bạn nam nữ mà bị duyên âm theo, cắt tiền duyên nhiều lần… Tốt với những ai ngủ hay mơ màng linh tinh, hay bị bóng đè và luôn có cảm giác ai đi sau lưng theo dõi, hay thấy lạnh gáy… Tốt cho người phải đi học hay làm công việc đặc thù phải đi lại đêm hôm trên đường nhiều (như lái xe, đi viếng đám ma, làm ở nhà tang lễ hay bên pháp y, nhà có người thân qua đời nên dễ bị tà khí xâm nhập hay còn gọi là bị MA NHẬP…) Tốt cho những ai sống cạnh nghĩa trang, nhà tang lễ hay gần đình chùa… Đặc biệt cần thiết cho bé nhỏ khi phải cùng bố mẹ đi xa (như rời quê đi làm sau tết, về quê nội ngoại, đi du lịch xa… Lưu ý:  Không nên cho bé hay mẹ chạm vào lá dâu tằm hay mua vòng dâu mà được làm từ các cành non, sẽ làm cho bé bị ngứa và gây mất sữa mẹ.  # Lúc nào đeo vòng Dâu Tằm cho bé là tốt nhất

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/