BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ Cúng Tết Đoan Ngọ (còn gọi là Tết diệt sâu bọ) ở Việt Nam là một trong những phong tục có từ lâu đời, vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, tùy mỗi địa phương mà người dân sẽ ăn Tết theo những cách thức và sử dụng các loại thực phẩm khác nhau. Vậy thủ tục cúng Tết Đoan Ngọ ra sao và cần chuẩn bị những đồ lễ gì trong ngày lễ Tết đoan ngọ? Các bạn có thể xem nhanh bài viết tại đây: 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ 2. Những điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ 3. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? 4. Các loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ đúng phong tục Việt Nam xưa 5. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những loại trái cây gì? 6. Nên cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào? 7. Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam 1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Đoan Ngọ Theo những lời truyền tụng từ dân gian ngày 5 tháng 5 được gọi là ngày cúng Tết Đoan Ngọ vì “ đoan” có nghĩa là ở giữa, là thẳng vì vậy có nơi còn gọi ngày 5 tháng 5 là ngày Tết đoan ngũ. Đặc biệt, ở các vùng quê nông thôn Việt Nam ngày 5 tháng 5 có tên gọi thân thuộc hơn là ngày “ giết sâu bọ” lý do lý giải cho tên gọi này đó là do thời tiết ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng tháng 5 âm lịch là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng, sâu bọ sinh sôi nảy nở nhiều làm hại tới mùa màng cũng như làm ảnh hưởng tới việc trồng trọt, làm hoa màu của người dân. Vì vậy, người nông dân trước đây quan niệm rằng khi làm lễ cúng vào ngày này thì trời đất sẽ phù hộ cho con người không bị sâu bọ phá hoại mùa màng, hoa màu nữa. Cúng Tết Đoan Ngọ - một phong tục truyền thống của Việt Nam 2. Những điều nên làm trong ngày tết Đoan Ngọ Tắm bằng thảo mộc: Để xua đi tà khí trong cơ thể con người, người xưa tương truyền rằng nếu và ngày tết Đoan Ngọ con người tắm bằng các loại thảo mộc thì tà khí sẽ được xua tan mang lại tinh thần thoải mái cho con người. Hái lá thuốc: Vào 12h trưa ngày 5 tháng 5 hàng năm các bà các mẹ thường đi hái các loại lá cây quen thuộc thường để làm thuốc như lá ngải cứu, kinh giới, tía tô, xả, bưởi, cam thảo. Lá thuốc sau khi hái sẽ được phơi khô hãm nước uống dần. Phóng sinh: Để tu nhân tích đức cho gia đình và người thân người ta cũng thường phóng sinh vào ngày tết Đoan Ngọ. Ngoài ra, phóng sinh cũng là phương pháp loại bỏ những chuyện đau buồn một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể đi lễ chùa cầu phật, cùng người thân của mình đi làm từ thiện...Những việc làm ý nghĩa ấy sẽ giúp bạn có một cái tâm trong sạch, thanh tịnh. Quét dọn phòng vệ sinh: Phòng vệ sinh thường là nơi "trú ngụ" của rất nhiều vi khuẩn, côn trùng gây hại. Vì thế dọn dẹp phòng vệ sinh sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe một các tốt nhất, phòng tránh được những căn bệnh gây hại. 3. Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Mâm cỗ cúng Đoan Ngọ chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam có các lễ vật sau: Xôi lạc và thịt vịt Hương, hoa tươi, vàng mã, nước, rượu nếp Các loại quả theo mùa như mận, vải, hồng xiêm, dưa hấu… Các loại bánh như bánh tro,chè trôi nước; cơm rượu nếp; bánh bá trạng... Mâm cỗ cúng Đoan Ngọ đầy đủ 4. Các loại bánh cúng Tết Đoan Ngọ đúng phong tục Việt Nam xưa Bánh tro Bánh tro và nhiều nơi trong khu vực miền nam gọi là bánh ú, một loại bánh dân giã được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro và gói trong lá chuối, lá dong. Bánh tro dễ ăn, thanh mát và bên trong có nhân mặn (thịt kho) hoặc nhân ngọt (đậu xanh với đường/mật) cũng có nơi gói bánh không có nhân và khi ăn có thể chấm kèm với mật mía. Chè trôi nước Với người miền Bắc, đặc biệt món chè trôi nước chỉ được dùng để cúng trong ngày tết Hàn thực thì món chè được làm từ gạo nếp, với nhân đường hoặc nhân đậu xanh này là được người dân miền Nam cúng Tết Đoan Ngọ. Chè trôi nước thường được nấu với mật mía hoặc với đường phèn thêm một chút gừng tươi nên...
06/05/2023
Đọc thêm »CÚNG KHAI TRƯƠNG ĐẦU NĂM Bạn chưa biết lễ cúng khai trương đầu năm cầu tài lộc phải chuẩn bị như thế nào cho chuẩn. Và liệu cúng khai trương đầu năm cần những gì bạn có biết? Hãy để Đồ cúng Tâm linh hướng dẫn chi tiết cho bạn. Nội dung bài viết: 1. Ý nghĩa của cúng khai trương đầu năm – cầu tài cầu lộc 2. Cách chọn ngày lành làm lễ khai trương đầu năm mới 3. Nên cúng khai trương đầu năm trong nhà hay ngoài sân? 4. Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng khai trương đầu năm 4.1. Chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương 4.2. Cách chọn trái cây cúng khai trương 4.3. Cách trình bày mâm lễ cúng khai trương 2020 5. Bài văn khấn cúng khai trương năm 2020 1. Ý nghĩa của cúng khai trương đầu năm – cầu tài cầu lộc Người Việt Nam thường có câu tục ngữ “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”. Vì vậy, những gì là lần đầu tiên, mới mẻ thường được mọi người rất chủ tâm, quan trọng và cẩn thận. Bạn là người có một cửa hàng, công ty, doanh nghiệp,… sắp khai trương thì cần phải cúng khai trương đầu năm mới vì lễ cúng khai trương đầu năm mang ý nghĩa rất quan trọng cho việc kinh doanh, buôn bán của bạn sắp tới. Ý nghĩa của việc cúng khai trương đầu năm Cầu tài lộc. Cúng khai trương đầu năm được biết đến với ý nghĩa là nghi thức cầu tài lộc, may mắn, mua may bán đắt khi gia chủ mở đầu việc kinh doanh, buôn bán, sản xuất các cửa hàng, quán ăn, công ty, văn phòng, doanh nghiệp,… trong một năm mới. Thông báo đến các vị thần – cầu mong sự bình an vô sự. Lễ cúng khai trương đầu năm ngoài để cầu tài lộc mà còn để trình báo đến các đấng tâm linh như thần thổ địa, ông thần Tài, các bậc vong linh và các vị thần cai quản vùng đất mà cửa hàng, quán ăn,… của gia chủ tọa lạc. Việc báo cáo này cũng là sự cầu mong được các vị thần che chở, giúp đỡ cho công việc làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi. Phù trợ thành công. Nhân gian thường có câu “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, tức là việc tính toán, sắp xếp, tiến hành chiến lược kinh doanh là của con người còn quyết định thành công hay thất bại là tại ông Trời. Do vậy, làm lễ cúng để được các đấng tâm linh, các vị thần phù hộ cho công việc làm ăn. 2. Cách chọn ngày lành làm lễ khai trương đầu năm mới Việc kinh doanh, buôn bán của gia chủ có thuận lợi, thành công hay không còn phải phụ thuộc vào việc có những ngày tốt nào và bạn chọn được ngày tốt nào trong tháng đầu năm mới để tiến hành lễ cúng khai trương. Cách chọn ngày lành tháng tốt để cúng khai trương đầu năm Ngày lành là ngày phù hợp nhất với gia chủ - người chủ, người lãnh đạo việc làm ăn kinh doanh về mọi mặt. Có thể xác định ngày lành trong tháng cho gia chủ theo tuổi, sinh mệnh. Do đó, mỗi người gia chủ sẽ có những ngày lành khác nhau chứ không phải chỉ một ngày nào đó trong tháng. Bên cạnh chọn ngày lành, gia chủ còn phải chọn giờ tốt (còn gọi là giờ hoàng đạo) trong ngày lành đó để lễ cúng được diễn ra hiệu quả nhất. Việc chọn giờ tốt, ngày lành để cúng khai trương đầu năm rất quan trọng, nó quyết định việc thành công hay thất bại, thuận lợi và những khó khăn mà việc kinh doanh, buôn bán gia chủ phải đối mặt trong năm tới. 3. Nên cúng khai trương đầu năm trong nhà hay ngoài sân? Hiện nay, nhiều gia chủ khi cúng khai trương đầu năm không biết nên đặt bàn cúng ở trong nhà hay ngoài sân để chuẩn nhất? Đồ cúng Tâm linh sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn. Nên cúng khai trương đầu năm trong sân hay ngoài sân là hợp lý Thông thường, lễ cúng khai trương đầu năm mơi được gia chủ các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng,… chuẩn bị rất đầy đủ, trang trọng và cần phải đặt cúng ở ngoài sân chứ ít cúng ở trong nhà. Lý do đặt mâm cúng khai trương đầu năm ở ngoài sân là mục đích của lễ cúng của gia chủ là để báo cáo với các vị thổ thần, trời đất và cầu may mắn. Có những gia đình đặt mâm cúng ngày khai trương ở trong nhà là không đúng nghi lễ. Do đó, đặt ở ngoài trời không gian thoáng đãng, việc báo cáo được suôn sẻ, thuận lợi hơn ở trong...
06/05/2023
Đọc thêm »BÀI CÚNG KHAI TRƯƠNG Để bắt đầu công việc được thuận lợi, kinh doanh được thuận buồm xuôi gió thì phong tục được người Việt chú trọng đầu tiên đó là làm lễ cúng khai trương. Đặc biệt, trong lễ cúng điều đáng quan tâm đó là bài cúng khai trương, gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn, bài cúng khai trương đúng và chuẩn nhất để khấn khi cúng. Trong bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ cho các bạn về cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương và bài cúng khai trương sao mới đúng? Nội dung bài viết: 1. Ý nghĩa của bài văn cúng khai trương 2. Chuẩn bị vật lễ cúng khai trương đầu năm 3. Bài cúng khai trương cửa hàng, quán, công ty Bài cúng khai trương cần chuẩn bị chu đáo, cẩn thận 1. Ý nghĩa của bài văn cúng khai trương Lễ cúng khai trương không những giúp cho họ gặp nhiều may mắn, điều tốt đẹp mà còn giúp họ tránh được những rủi ro, xui xẻo mà có thể xảy ra. Chính vì thế, ngày càng nhiều người tiến hành nghi thức này trước khi bắt đầu một công việc làm ăn của mình. Đối với những loại hình buôn bán nói chung và cửa hàng, công ty nói riêng thì bài cúng khai trương quán hay bài cúng khai trương đầu năm dành cho các doanh nghiệp kinh doanh mua bán thì rất cần thiết để ngày khai trương được thành công. Bài cúng khai trương đóng vai trò quan trọng, nó thể hiện cách thức bày tỏ những mong muốn trong việc làm ăn. Ngày khai trương được xem như ngày bắt đầu chính thức bắt đầu vòng xoay chu kỳ của công việc làm ăn trong năm. Đây là sự khởi đầu với những kỳ vọng mới, mục tiêu mới cho sự nỗ lực của tập thể trong quán, cửa hàng, công ty. Niềm tin này xuất phát từ quan điểm của người Việt vào sự tồn tại của thần thánh. Những vị thần cai quản từ sự sống đến cái chết. Thậm chí còn quyết định tiền tài, đất đai,.. do đó những nghi lễ đã được hình thành nhằm tưởng nhớ, ghi công ơn đối với họ. Niềm tin là hiện diện thứ vô hình. Hay theo triết học thì những gì khoa học chưa chứng minh được, mặt tâm linh sẽ tạm thời đảm nhận điều này. Gây dựng niềm tin, tự tin vào bản thân mình. Từ đó tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho các ông chủ, bà chủ làm kinh doanh để đưa ra những quyết định sáng suốt và sáng kiến đột phá. 2. Chuẩn bị vật lễ cúng khai trương đầu năm Sau khi chọn được ngày tốt, người chủ sẽ tiến hàng chuẩn bị các lễ vật để dâng lên thần linh. Tùy vào từng vùng miền mà có phong tục tập quán khác nhau mà chuẩn bị mâm lễ cúng khai trương đầu năm theo lễ nghĩa của vùng ấy. Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ cho lễ cúng khai trương đầu năm Sau đây, là các lễ vật thường có trong mâm lễ cúng khai trương của người miền Nam: Một dĩa trái cây ngũ quả (Ngũ quả chỉ tính dựa trên loại quả chứ không tính số lượng, bạn có thể chọn: Mãng cầu, xoài, sung, đu đủ, dứa,...) Một bình hoa (Có thể dùng hoa cúc kim cương, hoa đồng tiền hoặc hoa lay ơn) Đèn cầy (1 cặp) Gạo (1 chén) Muối (2 chén) Trà (1 ly lớn hoặc rót ra 3 ly nhỏ) Nước lọc (3 ly nhỏ) Rượu (3 ly nhỏ) Trầu cau (3 trái cau và 5 lá trầu) Giấy tiền cúng khai trương Nhang Bánh kẹo Bia (5 lon) Nước ngọt (5 lon) Xôi (5 phần xôi gấc hoặc xôi lá dứa) Chè ( 5 phần chè đậu trắng hoặc chè trôi nước) Cháo trắng (5 chén) Gà luộc (gà trống không bị rách da) Bánh bao (1 dĩa 10 cái) Heo quay sữa Bộ Tam Sên cúng khai trương Mâm cúng khai trương được đặt ở ngoài sân Ngày nay, cuộc sống bộn bề công việc cần phải lo toan, không có nhiều thời gian tìm hiểu và sắm sửa lễ vật cúng kính, khiến cho bạn khó mà chuẩn bị được một cúng đủ đầy. Nếu có nhu cầu bạn có thể liên hệ Dịch Vụ Đồ Cúng Tâm Linh để được chúng tôi tư vấn và chuẩn bị một mâm cúng khai trương đầu năm đủ đầy và ý nghĩa, tiết kiệm được chi phí và thời gian. 3. Bài cúng khai trương cửa hàng, quán, công ty Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng) Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng) Nam mô a di Đà Phật! (đọc chậm rãi và trịnh trọng) Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con xin kính lạy quan Đương Niên hành...
06/05/2023
Đọc thêm »CÚNG DỜI VĂN PHÒNG Việt Nam là đất nước mà con người luôn coi trọng phong thủy, chính vì vậy khi làm lễ cúng các gia đình hoặc người đứng đầu của các đơn vị luôn xem thời gian ngày lành tháng tốt để thực hiện. Ngoài xem ngày, giờ mỗi gia chủ, người đứng đầu sẽ chuẩn bị một lễ vật để thể hiện lòng thành của mình. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn các thủ tục cúng chuyển văn phòng - một trong các hình thức cúng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nội dung bài viết 1. Tại sao cần cúng nhập trạch chuyển văn phòng 2. Cúng chuyển văn phòng cần chuẩn bị những gì? 2.1. Tìm ngày tốt chuyển văn phòng 2.2. Chuẩn bị đồ lễ cúng chuyển văn phòng 2.3. Thủ tục cúng chuyển văn phòng mới 2.4. Bài văn khấn cúng nhập trạch chuyển văn phòng mới 3. Những lưu ý khi cúng chuyển văn phòng mới 1. Tại sao cần cúng nhập trạch chuyển văn phòng Với mong muốn công việc làm ăn, buôn bán, kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ, các gia chủ, giám đốc hay người đứng đầu của một công ty, doanh nghiệp rất quan tâm việc cúng khi chuyển văn phòng. Thêm nữa với quan niệm mỗi nơi đều có các thần linh đại diện cho vị trí đất đó là Thần Tài và Thổ Địa nếu việc di chuyển tới vị trí mới không thông qua hai vị thần này rất có thể sẽ bị quấy phá hoặc không được phù hộ dẫn tới các hoạt động gặp phiền hà, rắc rối. Cúng chuyển văn phòng mới 2. Cúng chuyển văn phòng cần chuẩn bị những gì? Tùy theo quan niệm, phong tục của mỗi nơi và cũng tùy theo kinh tế mà mỗi nơi sẽ có cách cúng chuyển văn phòng khác nhau. Tuy nhiên dù làm theo phong tục ở địa phương nào cũng phải thực hiện đầy đủ các bước sau: 2.1. Tìm ngày tốt chuyển văn phòng Việc chọn được ngày tốt là việc đầu tiên và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chuyển văn phòng, chọn ngày tốt thông thường sẽ được chọn là ngày hoàng đạo (ngày trời đất giao hòa, muôn việc đều thuận), ngoài việc chọn ngày hoàng đạo cũng nên dựa vào tuổi của người lãnh đạo để chọn ngày phù hợp, nếu ngày hoàng đạo không phù hợp với lãnh đạo thường cũng không được xem là ngày tốt. 2.2. Chuẩn bị đồ lễ cúng chuyển văn phòng Lễ cúng được xem là một trong những thủ tục không thể thiếu trong ngày cúng chuyển văn phòng. Lễ chuẩn bị cần có những thành phần sau: Đồ mặn: với những đơn vị bình thường đồ mặn cần thường là một đĩa xôi ( xôi gấc hoặc xôi đỗ) và một miếng thịt heo luộc, nếu muốn chu đáo và có điều kiện hơn có thể thay thế thịt heo bằng một con gà trống luộc hoặc là một con heo quay. Ở khu vực miền Trung mà miền Nam trong lễ cúng chuyển văn phòng đồ lễ mặn còn có thêm tôm, trứng luộc, bánh chưng...tất cả được xếp lên đĩa và được trang trí đẹp mắt. Một đĩa trái cây: thường khi mua đồ cúng trái cây sẽ chọn 5 loại quả, trái cây sẽ là những loại quả tươi ngon, không dập úng, có màu sắc bắt mắt. Hoa tươi: Loại hoa được chuẩn bị thường là cúc vạn thọ, ngoài ra tùy theo sở thích có thể chọn các loại hoa khác như hoa ly, hoa hồng, hoa đồng tiền... Cau 5 quả, 5 lá trầu, hương, vàng mã, đèn cầy, rượu, nước trắng, nước trà Ngoài ra chuẩn bị thêm bánh kẹo, thuốc lá, cháo trắng, nổ, bỏng, nước ngọt… Cúng chuyển văn phòng để cầu mong những điều tốt đẹp 2.3 Thủ tục cúng chuyển văn phòng mới Ở văn phòng cũ: Tại văn phòng cũ đang có bàn thờ các thần linh làm một lễ đơn giản gồm: hoa tươi, nước sạch, rượu, 3 quả cau, 3 lá trầu, vàng mã. Người đại diện xưng tên, thắp hương sau đó khấn xin dọn về địa điểm mới với thổ địa và thần tài. Sau đó chờ tàn 2/3 hương vừa thắp thì có thể hóa vàng. Trong trường hợp muốn chuyển luôn cả bát hương và bàn thờ thần tài thổ địa đi thì cần kỹ càng hơn ở khâu này. Ở văn phòng mới: Tại văn phòng mới cần làm theo các bước sau: Nếu bàn thờ, bát hương bài vị không phải chuyển từ văn phòng cũ về cần sắp xếp bài vụ, bát hương, tượng hai ông thần tài, thổ địa trước sau đó bày các lễ vật đã được chuẩn bị. Tiếp theo là tới việc cúng xin phép các thần linh (xin tài lộc), thổ địa ở địa điểm văn phòng mới chuyển về....
06/05/2023
Đọc thêm »CÚNG VĂN PHÒNG MỚI Bạn đang muốn tìm hiểu cách cúng văn phòng mới? Bạn chưa biết bài cúng nhập trạch văn phòng mới? Bạn chưa biết mâm cúng nhập trạch văn phòng làm việc mới, lễ cúng văn phòng mới phải chuẩn bị, tiến hành như thế nào? Cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây về lễ cúng chuyển văn phòng mới. 1. Cúng chuyển văn phòng có cần thiết không 2. Cần chuẩn bị gì để cúng văn phòng mới? 2.1 Xác định ngày tốt để chuyển văn phòng 2.2 Đồ lễ cúng chuyển văn phòng 2.3 Bài văn khấn chuyển văn phòng mới 3. Những thủ tục cúng chuyển văn phòng mới 4. Những lưu ý khi cúng chuyển văn phòng mới Hướng dẫn cúng văn phòng mới 1. Cúng chuyển văn phòng có cần thiết không Người Việt Nam ta có một câu “nhập gia tùy tục”, vì vậy bất cứ ai di chuyển đến một địa điểm mới, một vùng đất mới đều phải làm thủ tục cúng. Do đó, khi bạn chuyển văn phòng làm việc mới đến một địa điểm, một vùng khác để làm ăn thì phải làm lễ cúng chuyển văn phòng mới. Lễ cúng văn phòng mới được thực hiện cùng lúc với lễ cúng khai trương văn phòng mới nếu văn phòng mới. Còn nếu đã thực hiện lễ rồi, thì bạn cũng phải thực hiện lễ cúng về văn phòng mới. Phương châm sống của người dân ta là “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”. Do đó, lễ cúng văn nhập trạch văn phòng mới của bạn cần phải thực hiện để công việc với khách hàng được suôn sẻ, thuận lợi, may mắn và phát triển thành đạt. 2. Cần chuẩn bị gì để cúng văn phòng mới? Để cúng văn phòng mới, chủ văn phòng cần phải chuẩn bị những yếu tố sau: 2.1 Xác định ngày tốt để chuyển văn phòng Ngày lành tháng tốt là yếu tố quan trọng để được tiến hành lễ cúng chuyển văn phòng mới. Do đó, khi quyết định cúng nhập trạch văn phòng cho bạn phải xem ngày tốt trước, ngày nào cúng được thì mới thực hiện lễ cúng chuyển văn phòng làm việc mới. Ngày tốt là ngày phù hợp phong thủy với tuổi, mệnh, ngày sinh, năm sinh của người lãnh đạo, người chủ văn phòng. Ngày lễ cúng chuyển văn phòng mới phải là ngày tốt, hợp mệnh, hợp tuổi Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào tháng, ngày hoàng đạo trong tháng đó là những ngày nào, hòa khí của trời đất để chọn ra ngày tốt về văn phòng mới. Bạn nên tham khảo danh sách những ngày tốt trong một tháng để chọn được ngày tốt, phù hợp với văn phòng, chủ văn phòng của mình. 2.2 Đồ lễ cúng chuyển văn phòng Bên cạnh việc cần chuẩn bị về ngày cúng nhập trạch văn phòng mới tốt, đồ lễ cúng chuyển văn phòng mới cũng rất quan trọng. Mâm cúng nhập trạch văn phòng mới có thể cần chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn. Tuy nhiên, bạn nên làm mâm cúng mặn để tỏ lòng thành ý, cúng như phù hợp với phong tục cúng văn phòng mới từ trước đến nay. Mâm cúng của bạn có thể chuẩn bị theo thành ý, không bắt buộc phải có những gì. Thông thường những món phổ biến tại các văn phòng thường cần chuẩn bị như sau: dĩa hoa quả lớn (thường là mâm ngũ quả), xôi (loại gì cũng được), gà luộc, món xào, heo quay,… Những vị bắt buộc phải có trong lễ cúng nhập trạch văn phòng mới là muối gạo (bỏ chung một bát lớn), nhang, nước trà, rượu trắng và cốc đựng rượu trắng, nước lọc, hoa tươi (hoa cúc, hoa ly,…). 2.3 Bài văn khấn chuyển văn phòng mới Bài lễ cúng chuyển văn phòng mới của công ty tnhh là một phần quan trọng của lễ cúng văn phòng mới. Dưới đây là bài văn cúng vào phòng làm việc mới, bài cúng khi chuyển văn phòng mới chuẩn nhất bạn có thể tham khảo. “Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con xin kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần; Các Ngài Ngũ Phương - Ngũ Thổ - Long Mạch - Tài Thần - Định Phúc Táo Quân - Chư vị tôn thần; Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương; Các Thần Linh đang cai quản tại nơi này. Hôm nay là ngày ...tháng...năm ... , nhằm ngày … tháng … năm ... Âm lịch Con tên là:..........., sinh năm..... (theo tên năm Âm lịch – Canh Tuất, Nhâm Thìn, Canh Ngọ,…) Ngụ tại: (nơi ở người khấn) Hiện đang giữ chức vụ: (người đọc văn khấn) Công tác tại: (Tên văn phòng/cơ quan + địa chỉ) Nay con chọn được ngày lành, tháng tốt. Thành tâm sắm sửa đầy đủ lễ nghi, bày...
06/05/2023
Đọc thêm »Trong một năm, người Việt Nam có rất nhiều ngày lễ, kể cả ngày lễ dương lịch và âm lịch. Bên cạnh các ngày lễ trọng đại lớn của đất nước như tết nguyên đán, giỗ tổ Hùng Vương, 2/9, 30/4, 1/5, 20/11, 20/10,… thì ngày giỗ tổ nghề cũng rất quan trọng, đó là ngày những người làm việc trong các ngành nghề đặc thù tưởng nhớ, tôn vinh những người đã có công sáng lập và phát triển ra những ngành nghề để người đời sau có được kinh nghiệm và việc làm ổn định. Sau đây là một số hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam. Nội dung bài viết 1. Cúng tổ nghề Việt Nam 1.1 Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề 1.2 Cách lập bàn thờ tổ nghề 2. Các ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam 2.1. Giỗ tổ ngành may 2.2. Giỗ tổ ngành xây dựng 2.3. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu 2.4. Giỗ tổ ngành tóc 2.5. Cúng giỗ tổ ngành buôn bán 2.6. Cúng giỗ tổ ngành mộc 2.7. Ngày giỗ tổ nghề thêu 3. Văn khấn cúng giỗ tổ nghề Hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề Việt Nam 1. Cúng tổ nghề Việt Nam 1.1. Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề Cúng tổ nghề có ý nghĩa rất quan trọng, mỗi người làm trong mỗi ngành nghề đó luôn phải nhớ ngày ý nghĩa đó, soạn mâm cúng trang nghiêm để tưởng nhớ: - Cúng giỗ tổ nghề không chỉ tưởng nhớ người sáng lập ra nghề đó mà còn thể hiện sự biết ơn công lao người đã gìn giữ và phát triển ra ngành nghề, giúp nghề nghiệp ngày càng đi lên, càng phổ biến trong xã hội và đem lại thu nhập cao hơn. - Bên cạnh thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những người đã có công sáng lập và phát triển ngành nghề, cúng giỗ tổ nghề còn là cách để những người làm trong ngành xin các Tổ sư phù hộ, dõi theo để công việc làm ăn luôn may mắn, suôn sẻ, tránh được các rủi ro. 1.2 Cách lập bàn thờ tổ nghề Bàn thờ tổ nghề mỗi địa phương sẽ có một cách lập khác nhau. Có nơi người ta lập bàn thờ tổ nghề chung với nhau có ở làng nghề hay phường nghề. Ngoài ra, có người lại thích lập ngay bàn thờ tổ nghề ngay tại nhà mình và cúng hàng ngày, rằm hàng tháng và lễ tết nguyên đán. Bàn thờ tổ nghề được lập phổ biến nhất là lập thành miếu, đền cho chung cả làng nghề và phường nghề. 2. Các ngày cúng giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam 2.1. Giỗ tổ ngành may Bà tổ nghề may chính là bà Nguyễn Thị Sen, bà chính là một tứ phi của vua Đinh Tiên Hoàng. Ngày giỗ tổ ngành may là ngày 12/12 (âm lịch) hàng năm, đây cũng là ngày mất của Tổ sư Nguyễn Thị Sen Ngày giỗ tổ ngành may là ngày 12/12 (âm lịch) hàng năm, đây cũng là ngày mất của Tổ sư Nguyễn Thị Sen 2.2. Giỗ tổ ngành xây dựng Qua tìm hiểu thì hiện vẫn chưa rõ Tổ sư ngành xây dựng là ai, nhưng hàng năm, cứ đến ngày 20/12 âm lịch thì mọi người làm trong ngành xây dựng đều lập mâm cỗ, dọn dẹp bàn thờ tổ để cúng tưởng nhớ những người có công sáng lập ngành xây dựng. Ngành xây dựng không chỉ giới hạn vào những người làm việc tại các công ty chuyên nghiệp mà còn là những người thợ hồ, thợ nề bình thường. Ngoài ngày 20/12 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ nghề xây dựng, những người làm trong ngành này còn có một lễ cúng đơn giản khác vào ngày 13/6 âm lịch tại nơi làm việc của họ hoặc nơi đang thi công công trình. 2.3. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu Nghề sân khấu là một nghề đem lại thu nhập khá cao hiện nay nếu chịu khó gắn bó và nhiều bạn trẻ hiện đang thực hiện ước mơ để bước lên sân khấu. Cúng giỗ tổ nghề sân khấu Ngày 12/8 âm lịch chính là ngày giỗ tổ nghề sân khấu, vì ngành sân khấu có rất nhiều nhiều lĩnh vực khác nhau nên lại có nhiều Ông tổ, bà tổ khác nhau: Nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn. Nghề sân khấu chèo: Phạm Thị Trân. Nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú. Nghề hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh. Nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương. Nghề kịch nói: Vũ Đình Long,… Gần đây, nổi tiếng nhất là nhà thờ tổ nghề sân khấu do nghệ sĩ Hoài Linh tự mình lập nên, nhà thờ khang trang, rộng rãi tọa lạc ở quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm cứ đến ngày 12/8 âm lịch là các anh chị em nghệ sĩ lại...
06/05/2023
Đọc thêm »CÚNG GIỖ TỔ NGHỀ MAY Thường thì những ngày 12 tháng Chạp hằng năm sẽ được tính vào ngày giỗ tổ ngành may. Đây là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, tạo nên ngưỡng vọng công đức của Tổ nghề may. Ngày nay, giỗ tổ ngành may càng trở nên thông lệ và quen thuộc đối với tất cả mọi người làm việc trong ngành này. Tìm hiểu ý nghĩa giỗ tổ ngành may 1. Sự ra đời và ý nghĩa ngày giỗ tổ nghề may Ai trong chúng ta cũng biết rằng đây chính là nghề truyền thống có từ rất lâu đời của người Việt Nam, bắt nguồn từ khi con người biết trồng dâu và nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề may thực sự thì rất khó. Riêng ở Hội An, các bậc cao niên từ xa xưa truyền lại rằng: vị Tổ nghề may là Bà Nguyễn Thị Sen. Dựa theo truyền thuyết, bà Nguyễn Thị Sen sinh ra và lớn lên ở Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây . Vào tuổi 15, tròn bà là người con gái cực kỳ xinh đẹp, nết na, đảm đang hơn người, giỏi giang về việc trồng dâu, dệt vải, may mặc. Thời xa xưa, chính tay bà đã may nên những bộ quần áo cho nhà vua và Hoàng triều Với sự khéo léo và tinh tế trong từng đường kim mũi chỉ, bà đã trở thành biểu tượng xuất sắc của nghề may và được lưu truyền đến nhiều đời sau nữa. 2. Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ ngành may cần những gì? Thông thường, trong ngày giỗ tổ ngành may cần chuẩn bị những mâm cúng. Các lễ vật thường có mâm trái cây ngũ quả, bình hoa lay ơn, nhang hồng phung, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, trà pha sẵn, rượu nếp của Hà Nội, nước, trầu cau, giấy cúng thuộc giỗ tổ ngành may, xôi gà luộc, heo quay con, bánh bao, chả lụa, bánh tét. Mâm cúng giỗ tổ ngành may 3. Tiến trình cúng giỗ tổ ngành may đúng chuẩn Khi chuẩn bị xong đầy đủ mâm lễ vật giỗ tổ ngành may, chủ nhà thường sẽ lên hương đèn và chuẩn bị quần áo thật chỉnh tề để làm lễ bái và khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn, đức hy sinh của vị Tổ ngành để khai sáng, kiến tạo ra ngành này. Cách cúng tổ nghề may cần được thực hiện đúng theo những quy định để đảm bảo tính tôn nghiêm và giúp cho nghề nghiệp trở nên thuận lợi, phát đạt hơn, cuộc sống hanh thông và chất lượng nhất. Cúng giỗ tổ ngành may theo đúng quy trình Sau lễ cúng ngành may, mọi người có thể ngồi lại với nhau để chuyện trò vui vẻ, tạo nên không khí sum họp và giúp cho buổi lễ cúng diễn ra tốt đẹp như ý muốn. 4. Bài văn khấn cúng giỗ tổ ngành may Để thực hiện cúng tổ ngành may cần đọc bài khấn đúng nguyên tắc và thực hiện theo các công đoạn cụ thể được quy định từ xa xưa. “Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con kính lạy chín phương trời, mười phương phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính dâng và lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân. Con kính lạy và bái các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản xứ này. Con chính là ………………… Hiện đang ngụ tại…………………………… Hôm nay là ngày… tháng…..năm…………………… Con xin thành tâm sắm lễ hương và hoa trà quả, đốt thêm nén tâm hương dâng lên trước án với lòng thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần. Con cũng xin kính mời ngài Thánh sư nghề May Con cúi xin các Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề May niệm tình thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của con để thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ cho chúng con toàn gia an lạc, công việc thuận lợi, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con kính lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được trời phật phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!” 5. Dịch vụ giỗ tổ ngành may trọn gói - Đồ cúng tâm linh Đồ cúng tâm linh cung cấp dịch vụ cúng giỗ tổ ngành may Hiện nay, cứ tới ngày 12 tháng chạp hàng năm, mọi người đều xôn xao thực hiện giỗ tổ nghề...
06/05/2023
Đọc thêm »BÀI VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG XE Ở Việt Nam, chiếc xe không chỉ được coi như là một phương tiện để đi lại mà còn là đồ vật gắn bó mật thiết với chúng ta. Mỗi khi mua một chiếc xe mới, mỗi người đều mong muốn sẽ có những chuyến đi bình an, may mắn. Bởi vậy, khi mới mua xe bạn cần làm lễ cúng xe mới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cần chuẩn bị những gì cho mâm lễ, khi đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ mâm cúng xe trọn gói. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về mâm cúng xe nhé! Ý nghĩa của việc cúng xe Dân gian có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.” Việc cúng xe mới hoặc cúng xe vào đầu năm, đầu tháng như nhiều người vẫn làm không phải mê tín dị đoan mà là một hành động tâm linh mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nói chung, việc làm lễ cúng xe cho ta thấy được đời sống tinh thần phong phú, nghĩa tình của người Việt, gắn bó với cả những đồ vật tưởng chừng vô tri, vô giác. Trước hết cúng xe thể hiện niềm tin và mong muốn ông bà tổ tiên phù hộ độ trì bình an khi sử dụng xe tham gia giao thông, tránh được những tai nạn, rủi ro đáng tiếc. Không chỉ vậy, vì xe cũng là cơ nghiệp của nhiều gia đình nên khi cúng xe họ còn bày tỏ lòng thành mong được may mắn, làm ăn tấn tới, thuận lợi. Cách chọn ngày cúng xe Thông thường người ta hay tổ chức lễ cúng xe khi mới mua xe về, hoàn tất các thủ tục như làm biển số xe, đăng kí sở hữu. Song với một số người kinh doanh làm ăn, lễ cúng xe còn được tổ chức định kì vào đầu tháng hay đầu năm mới. Tùy vào từng vùng miền và địa hương khác nhau mà ngày tổ chức lễ cúng xe hàng tháng cũng có sự thay đổi. Lễ cúng của người miền Nam, miền Trung vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng. Còn người miền Bắc thường cúng xe vào mùng 1 và 15 âm lịch. Các lễ vật trong mâm cúng xe Theo nghi lễ từ trước, lễ cúng xe mới tùy vào vùng miền hay địa phương có phong tục khác nhau sẽ có những lễ cúng riêng. Tuy nhiên, mâm cúng xe ở đâu cũng cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau: 1 bình hoa (bông) đặt bên phải bát hương. 1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc…) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài…) 1 đĩa trái cây. 1 xấp giấy tiền vàng. 1 đĩa gạo muối (muối hột). 3 hoặc 5 ly rượu. 3 hoặc 5 ly trà. 1 ly nước trắng. 2 cây đèn cầy đỏ. 3 hoặc cây hương. Bài Văn Khấn Cúng Xe Mới Mua Chiếc xe nói chung là vật dụng gắn liền với người chủ, tại Việt Nam nó còn là tài sản và có khi là cả một cơ nghiệp. Nên thông thường khi mua mới một chiếc xe hơi, xe ô tô, hoặc xe khách (ngay cả với xe máy), với mong muốn luôn được bình an và may mắn thì chủ xe thường chọn ngày lành rồi sắm lễ vật để cúng xe. Nên khi gia đình mua xe hơi mới, thì trước tiên phải ra mắt ông bà, gia tiên nên cúng xe mới với mong muốn mang đến bình an, may mắn cho cuộc sống. Trong phong thủy đây là một lễ nghi không thể nào bỏ qua đó là chuẩn bị lễ cúng xe mới, bởi khi cúng xe mới mang đến sự an toàn, tính mạng cho chủ nhân. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát! Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật Bồ Tát! Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương, các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp, Kiên Lao Địa Thần Bồ Tát, Thập Vị Du Hành Hộ Pháp! Con xin kính lạy Chư Vị Bản cảnh Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Thần Linh Chủ Quản, Công Tào Phán Quan, Ngũ Phương Không Hành – Du Hành Sứ Giả, Ngũ Lộ Hành Binh, Lý Vực Phán Quan! Ngài Đương Niên Thiên Quan Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo Hành Binh Chi Thần, Lâm Tào Phán Quan! Ngài Bản Gia Thổ Công Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Định Phúc Thần Quân! Con kính lạy các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn...
06/05/2023
Đọc thêm »MÂM CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Trong cuộc đời mỗi người, lễ cúng thôi nôi được xem là ngày lễ vô cùng quan trọng. Lễ thôi nôi cho bé là dịp đặc biệt để đánh dấu mốc con đã tròn 1 tuổi và cũng đánh dấu bước phát triển trọng đại đầu tiên trong tháng năm đầu đời. Lễ cúng thôi nôi là một nghi thức và là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ngoài ra, nó còn thể hiện niềm tin của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho đứa con cưng của mình. Chính vì thế các ông bố bà mẹ nên nắm rõ cách chuẩn bị mâm lễ cúng thôi nôi cho bé. Vậy cúng thôi nôi gồm những điều gì và lễ vật gì? Ngay sau đây, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị mâm lễ thôi nôi cho bé chuẩn và đơn giản nhất để có được một lễ cúng đủ đầy, đúng lễ nghi. Nội dung bài viết 1. Tìm hiểu về lễ cúng thôi nôi 2. Lễ cúng thôi nôi gồm những gì? 3. Mâm cúng cho 12 Bà Mụ và Đức Ông cần những lễ vật nào? 4. Nghi thức cho bé chọn đồ vật đoán tương lai 5. Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé 1. Tìm hiểu về lễ cúng thôi nôi Đối với người Việt chúng ta, lễ cúng thôi nôi mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Lễ này là dịp để cha mẹ và người thân trong gia đình cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong suốt cuộc đời của bé. Rất đơn giản để bạn hiểu được cụm từ “thôi nôi” theo nghĩa đen đó là trẻ không dùng nôi nữa mà chuyển qua một chiếc giường để ngủ. Nhưng theo nghĩa bóng thì vô cùng ý nghĩa – là dấu mốc đánh dấu là trẻ đã bắt đầu lớn lên trong quá trình sinh trưởng, bắt đầu phát triển toàn diện mọi phương diện như một cá thể độc lập trong xã hội. Thường các ông bố bà mẹ còn trẻ thì sẽ không có kinh nghiệm, khi làm thôi nôi cho bé trai thì chắc hẳn sẽ khá bối rối như “Cúng thôi nôi ngày âm hay dương? Đồ trong lễ thôi nôi gồm những gì? Cách cúng thôi nôi cho trẻ như thế nào? ...”, rất nhiều thắc mắc nữa về cách khấn ra như thế nào mới đúng với phong tục. Nếu gia đình bạn sống chung với ông bà của bé thì sẽ không lo gì về các cách thức cúng thôi nôi cho bé trai. Nhưng nếu bạn sống riêng thì sẽ rất khó để tìm hiểu rồi tự chuẩn bị lễ vật cho nghi lễ vì vậy bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn về các nghi thức đầy đủ nhất nhé! Theo phong tục ông bà xưa để lại thì cách cúng thôi nôi cho bé trai sẽ được tính theo ngày sinh nhật âm và tùy vào giới tính của bé. Theo quy luật là “gái thụt lùi 2, trai thụt lùi 1”. Có nghĩa là nếu bé là bé gái thì sẽ thụt lùi 2 ngày so với ngày sinh của bé và nếu bé là bé trai thì sẽ thụt lùi lại 1 ngày so với ngày sinh của bé. Một thí dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu: Bé gái sinh vào ngày 28/09 âm lịch (năm nay) thì ngày thôi nôi cho bé gái là ngày 26/09 âm lịch (năm sau) và bé trai ta cúng tính chính xác theo quy luật. Đã tính được ngày cúng thôi nôi cho trẻ, vậy nên chọn giờ nào mới tốt? Lễ cúng thôi nôi đơn giản cho trẻ sẽ thực hiện vào buổi sáng sớm và muộn nhất là trước 12h trưa, nhưng cũng tùy vào sự lựa chọn của gia đình nhà bạn nhé! 2. Lễ cúng thôi nôi gồm những gì? Để tổ chức cần các lễ vật cúng thôi nôi cho bé trai cần có 3 mâm lễ bao gồm: 12 bà Mụ và Đức Ông, một mâm cho ông Thần Tài – Thổ Địa và 1 mâm cho Ông Táo – Táo. Ngoài ra nếu nhà bạn có thờ Phật thì cần phải có lễ vật để cúng là 1 chén cơm in để cúng Phật trước. Còn nữa, nếu gia đình thờ gia tiên cần có hoa quả và xôi chè. 3. Mâm cúng cho 12 Bà Mụ và Đức Ông gồm các lễ vật nào? Trên mâm dâng 12 Bà Mụ ta cần chuẩn bị các lễ vật sau cho nghi lễ khi cúng thôi nôi các mẹ cần lưu ý: Trái cây (1 dĩa ngũ quả) Hoa (1 bình hoa – hoa cát tường, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng) Xôi (12 dĩa...
06/05/2023
Đọc thêm »MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Nghi lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng Mụ là một nghi thức đặc biệt quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một đứa trẻ khi vừa chào đời được một tháng. Đây là một trong những nghi lễ, tập tục gắn liền với cuộc đời của mỗi con người đồng thời nó là nét đẹp cần được trân trọng của dân tộc Việt ta. Có một số người tự đặt câu hỏi rằng không cúng đầy tháng có sao không? Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng đó là thông báo cho báo cho gia đình, dòng họ về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình. Bên cạnh đó, đầy tháng cho bé còn là nghi lễ để tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho các Bà Mụ, Đức Ông sẽ ban phước lành, may mắn cho đứa trẻ. Tuy vậy, việc xoay quanh lễ cúng này có rất nhiều thắc mắc khác nhau, bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn giải đáp các vấn đề thường gặp trong số đó. Nội dung bài viết 1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng 2. Vậy 12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai? 3. Cách tính ngày cúng đầy tháng 4. Cách cúng đầy tháng cho bé trai 5. Cách cúng đầy tháng cho bé gái 6. Tục làm phép kết thúc thời gian ở cữ 1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, những đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên mà chính xác ở đây là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi bà sẽ nặn ra một bộ phận khác nhau cho đứa trẻ như là bà thì nặn ra mắt, bà thì dạy trẻ nói,… Vì vậy, khi đứa trẻ đã đủ một tháng tuổi thì bố mẹ phải có trách nhiệm bày lễ cúng để tạ ơn các Bà Mụ (cúng Mụ) đã mang đứa trẻ đến với gia đình và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ đó những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời của nó. 2. Vậy 12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai? Nhiệm vụ của họ là nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai. Trong 12 bà Mụ, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng. Cụ thể các bà có tên như sau: Trần Tứ Nương (coi việc sinh đẻ), Vạn Tứ Nương (coi việc thai nghén), Lâm Cửu Nương (coi việc thụ thai), Lưu Thất Nương (coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé), Lâm Nhất Nương (coi việc chăm sóc bào thai), Lý Đại Nương (coi việc chuyển dạ), Hứa Đại Nương (coi việc khai hoa nở chụy), Cao Tứ Nương (coi việc ở cữ), Tăng Ngũ Nương (coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh), Mã Ngũ Nương (coi việc ẵm bồng con trẻ), Trúc Ngũ Nương (coi việc giữ trẻ) và cuối cùng là Nguyễn Tam Nương (coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ). 3. Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé Nhiều bố mẹ muốn hỏi về ngày cúng đầy tháng cho bé thì tính ngày như thế nào? Theo truyền thống tập tục của người Việt chúng ta từ xưa đến nay thì ngày đầy tháng được tính tùy vào giới tính. Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức trước 1 ngày. Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ được tổ chức lùi 2 ngày. Ví dụ: Sinh ngày 16/8 âm lịch thì bé trai sẽ được cúng ngày 18/9, bé gái sẽ cúng vào ngày 15/9 âm lịch. 4. Cách cúng đầy tháng cho bé trai Để cúng đầy tháng cho bé trai trước hết bạn phải chuẩn bị những đồ cho mâm cúng đầy tháng mà các bạn có thể tự nấu như xôi chè cúng đầy tháng, làm cơm hoặc đặt mua ở bên ngoài qua dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Các lễ đầy tháng cho con trai bao gồm (le vat cung day thang gom nhung gi): 12 chén chè đậu trắng bằng nhau cho bé trai và một tô chè lớn, 13 đĩa xôi, 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc, bộ tam sên (bao gồm thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hay cua luộc), mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang đèn, trà, rượu, 1 bộ đồ hình thế (dùng để ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ được đốt đi để giải hạn cho bé), 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 nén vàng. Cách nấu chè đậu trắng cúng đầy tháng cho bé trai là đậu khi chưa nấu phải còn...
06/05/2023
Đọc thêm »NÊN CÚNG ĐẦY THÁNG THEO LỊCH ÂM HAY DƯƠNG LỊCH Cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương là câu hỏi chung của không ít người khi lần đầu làm bố mẹ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc. Khi em bé chào đời và ở bên bạn một tháng đầu tiên của cuộc đời. Lúc này, cúng đầy tháng chính là nghi lễ quan trọng mà nhiều gia đình quan tâm để ra mắt bé với gia tiên cùng mọi người xung quanh. Cũng từ đây mẹ sẽ kết thúc kỳ ở cữ và trở lại sinh hoạt như bình thường. 1. Việc cúng đầy tháng cho bé có ý nghĩa gì? Để biết cúng đầy tháng vào ngày âm hay dương, trước tiên bạn cần phải hiểu được ý nghĩa quan trọng và làm được miễn sao cho thuận tiện dễ nhớ của nghi lễ này. Theo quan niệm dân gian, việc tổ chức lễ đầy tháng mang ý nghĩa to lớn là tạ ơn Mụ Bà đã nặn ra hình hài đứa trẻ, mang trẻ đến với gia đình. Đặc biệt là phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”. Mặt khác, cúng đầy tháng cũng là dịp để trình với ông bà nội – ngoại, họ hàng 2 bên và làng xóm về đứa bé sau một tháng chào đời. Đồng thời để chứng nhận sự tồn tại của đứa trẻ trong cộng đồng. Sau nghi lễ cúng đầy tháng cho bé thì người mẹ sẽ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường và kết thúc mọi kiêng cữ ở tháng đầu tiên. Mọi người cũng có thể thăm hỏi hai mẹ con một cách thoải mái hơn 2. Cúng đầy tháng ngày âm hay dương Cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương? Từ xưa đến nay, cúng đầy tháng cho bé hay mọi nghi lễ quan trọng đều tính theo lịch âm. Bởi Việt Nam là quốc gia có nền văn minh lúa nước, chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên cách tính thời gian mùa màng sẽ theo mặt trăng. Chính điều này quy định cách tính mọi ngày lễ tết hay cúng bái đều lấy âm lịch làm chuẩn. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập như hiện nay thì lịch dương luôn được sử dụng rộng rãi. Vì thế, nhiều gia đình quan tâm có thể tổ chức cúng đầy tháng cho bé theo dương lịch miễn sao thuận tiện và dễ nhớ là được. Lưu ý, cúng đầy tháng cho bé theo ngày được tính dựa trên nguyên tắc “gái sụt hai, trai sụt một”. Nghĩa là nếu bé gái sinh vào ngày 22/1 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 20/2 âm lịch. Còn bé trai sinh ngày 20/1 âm lịch thì đầy tháng sẽ là ngày 19/2 âm lịch. 2.1. Cúng đầy tháng vào buổi sáng hay chiều Bên cạnh băn khoăn cúng đầy tháng ngày âm hay dương thì cúng đầu tháng vào buổi nào cũng được nhiều người lưu tâm. Cũng theo quan niệm nhân gian, cúng đầy tháng cho bé thường diễn ra vào buổi sáng. Vì lúc này thời tiết mát mẻ, dễ chịu và thoải mái. Thế nhưng, việc cúng vào buổi sáng hay buổi chiều đều không quan trọng. Điều này phụ thuộc vào điều kiện gia chủ, vùng miền và thời gian của mỗi gia đình. Cúng đầy tháng dù không quan trọng buổi nào nhưng lại chú ý vào giờ giấc để không xung kỵ với tuổi của đứa trẻ. Cần chọn giờ giấc tốt hay chú ý giờ hoàng đạo để mang lại nhiều điều tốt lành cho bé. 2.2. Xem tuổi và giờ tốt cúng đầy tháng cho bé Song song với việc cúng đầy tháng theo lịch âm hay dương thì việc xem tuổi và giờ tốt để cúng đầy tháng cho bé cũng được nhiều gia đình xem trọng. Cụ thể như sau: Tuổi Tý: Thời điểm dễ gặt hái được thành công trong ngày chính là giờ Ngọ. Tuổi Sửu: Người tuổi Sửu sẽ có nhiều vận may tài chính và dễ thành công nhất là giờ Tý. Tuổi Dần: Với người tuổi Dần thời điểm mang lại nhiều may mắn và thành công nhất trong ngày chính là giờ Sửu hay giờ Mùi. Tuổi Mão: Nếu phân tích theo thời gian một ngày thì thời cơ may mắn về tài vận của người tuổi Mão là giờ Thìn và giờ Tuất. Tuổi Thìn: Xét theo thời gian một ngày, giờ Hợi chính là thời điểm quy tụ nhiều tài lộc cho người tuổi Thìn. Tuổi Tỵ: Thời điểm mang lại nhiều may mắn về tài chính nhất cho người tuổi Tỵ. là giờ Dậu. Tuổi Ngọ: Thời điểm tài vận của người tuổi Ngọ đạt đỉnh điểm là vào giờ Thân. Tuổi Mùi: Thời điểm con giáp này được nhiều may mắn và thành công nhất là vào giờ Tý. Tuổi Thân: Trong thời gian một ngày, người tuổi...
06/05/2023
Đọc thêm »CÚNG ĐẦY THÁNG NAM TRỒI NỮ TRỤT 10/02/2020 CÚNG ĐẦY THÁNG NAM TRỒI NỮ TRỤT Theo như các bạn đã biết thì lễ cúng đầy tháng được xem là một trong những lễ cúng khá quan trọng. Cách tính ngày cúng đầy tháng nam trồi nữ sụt đúng theo phong tục Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ở bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ chia sẻ những thông tin về cách tính cúng đầy tháng cụ thể nhất dành cho các bạn để tham khảo. Lễ cúng này để tạ các bà mụ, nó được xuất phát từ chính phong tục tín ngưỡng dân gian thờ mẫu thời xưa. Mục đích tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé để nhằm tạ ơn những bà Mụ đã nặn ra được đưa bé khỏe mạnh, xinh xắn,.. mà còn mong muốn được phù hộ cho cả hai mẹ con được “mẹ tròn con vuông”. Bên cạnh đó, phong tục tín ngưỡng dân gian thời xưa, trong thời gian phụ nữ sinh con thì bắt buộc phải ở cữ và khi bé chưa được tròn đầy tháng thì không được đi ra khỏi nhà và tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiều người. Do vậy, ngày tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé hay còn gọi mà ngày cúng đầy tháng nam trồi nữ sụt, cũng là ngày đầu tiên hai bên dòng họ nội ngoại và hàng xóm đến thăm chơi và biết đến con cháu mình. Đó cũng chính là ngày đầu tiên chứng minh cho cả xã hội về sự xuất hiện và tồn tại của bé, để được chúc tụng, cưu mang, che chở, dạy dỗ và nâng niu,... Trong ngày cúng lễ thiêng liêng này, không được xảy ra bất cứ một sai sót nào. Bởi vậy, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách tính cúng đầy tháng nam trồi nữ sụt một cách hoàn hảo và đầy đủ nhất nhé. 1. Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt cho bé Mỗi em bé sau khi được sinh ra một tháng, thì đều được bố mẹ tổ chức cho một cái lễ cúng đầy tháng. Mục đích đầu tiên của buổi cúng lễ đó là hoan nghênh và ăn mừng chào đón em bé mới được chào đời; sau đó là giới thiệu thành viên chính thức mới với họ hàng gia đình hai bên nội ngoại. Từ thời xưa, ông bà ta đã tính lễ cúng đầu tháng nam trồi nữ sụt cho bé là tùy thuộc vào giới tính và tính theo lịch âm(lịch ta). Cách tính ngày đầy tháng nam trồi nữ sụt cho bé: Nếu là bé gái thì tính bắt đầu từ ngày được sinh ra đến một tháng sau và ngày tổ chức cúng đầy tháng sẽ cho lùi lại sau hai ngày. Còn đối với bé trai thì sẽ tổ chức lùi lại một ngày. Ví dụ: Bé được chào đời vào ngày 25/08 âm lịch; nếu trường hợp là bé gái thì sẽ cúng đầy tháng vào ngày 23/08 âm lịch, còn nếu là bé trai thì cúng đầy tháng sẽ vào ngày 24/08 âm lịch. Tại ngày tổ chức cúng đầy tháng cho bé, ngoài việc cần chuẩn bị bữa tiệc để chiêu đãi tất cả mọi người thì còn cần chuẩn bị một mâm cơm cúng đầy tháng đầy đủ tất cả các lễ vật, từ đó sẽ thể hiện được tấm lòng và sự tôn kính tới các bà Mụ, Đức Ông, Gia Tiên hay các Vị Thần Linh,... 2. Lễ cúng đầy tháng bé trai, bé gái cần những gì? Lễ cúng đầy tháng cho bé được chia làm hai cách cúng và chuẩn bị đồ cúng như sau: Cúng 12 bà Mụ Cần chuẩn bị 12 đĩa xôi nhỏ: thường cúng bằng xôi gấc hoặc xôi đậu xanh. Chuẩn bị 12 chén chè nhỏ: sử dụng loại chè trôi nước nếu em bé là con gái và chè đậu trắng nếu em bé là con trai. Chuẩn bị 12 chén nước lọc. 12 chén cháo nhỏ: nên sử dụng cháo trắng để cúng. Chuẩn bị đầy đủ trầu cau, giấy tiền vàng, quần áo và giày dép. 12 đĩa thịt lợn quay và đi kèm theo bánh hỏi. Tổng hợp tất cả các loại bánh kẹo mà trẻ con yêu thích, trộn đều và chia thành 12 đĩa. Cúng Đức Ông Một bình hoa thật tươi và đẹp: có thể lựa chọn hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cát tường,... Chuẩn bị trà, rượu, nước, gạo, muối. 1 bát chè lớn. 1 đĩa xôi lớn. 1 đĩa lợn quay. 1 đĩa bánh kẹo lớn. Sau khi chuẩn bị xong xuôi tất cả các đồ cúng, thì cách sắp xếp nó sao cho hợp lý và đẹp mắt cũng rất quan trọng. Theo như chúng tôi đã tìm hiểu và thấy được, đó là cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng phù...
06/05/2023
Đọc thêm »