Tất cả tin tức

Một Số Mẫu Nhà Vàng Mã Dùng Cúng 49 Ngày, Cúng 100 Ngày Hoặc Cúng Giỗ

Một Số Mẫu Nhà Vàng Mã Dùng Cúng 49 Ngày, Cúng 100 Ngày Hoặc Cúng Giỗ

Một Số Mẫu Nhà Vàng Mã Dùng Cúng 49 Ngày, Cúng 100 Ngày Hoặc Cúng Giỗ Hiện nay với đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu đốt vàng mã cũng ngày một tăng đồng thời cũng có những yêu cầu cao hơn về vàng mã, không còn đơn giản như xưa. Đốt Vàng Mã là tục lệ từ rất lâu đời, Đốt vàng mã còn thể hiện sự tôn kính, sự báo hiếu của con cháu với các bậc Tổ Tiên, Ông Bà. Ngoài những món Vàng Mã đốt như quần áo vàng mã, trang sức vàng mã, tivi vàng mã, điện thoại vàng mã... thì cón có nhà giấy vàng mã, biệt thự vàng mã. Và trong bài viết này Dịch Vụ Tâm Linh xin giới thiệu tới Qúy Anh Chị, Cô Bác một số mãu nhà giấy, biệt thự vàng mã dùng để cúng thông dụng: 1/ Mẫu nhà biệt thự sân rộng Mẫu nhà biệt thự sân rộng Mẫu nhà biệt thự sân rộng 2/ Mẫu nhà biệt tự có hồ bơi, hồ cá coi, sân vườn Mẫu nhà biệt tự có hồ bơi, hồ cá coi, sân vườn Mẫu nhà biệt tự có hồ bơi, hồ cá coi, sân vườn Mẫu nhà phố đẹp Mẫu nhà phố đẹp Mẫu nhà phố đẹp Mẫu nhà phố đẹp Mẫu nhà phố đẹp

Biệt Thự Cao Cấp Cúng 49 ngày,. Cúng 100 ngày, Cúng giỗ. Đặt hàng theo mẫu

Biệt Thự Cao Cấp Cúng 49 ngày,. Cúng 100 ngày, Cúng giỗ. Đặt hàng theo mẫu

Hiện nay với đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu đốt vàng mã cũng ngày một tăng đồng thời cũng có những yêu cầu cao hơn về vàng mã, không còn đơn giản như xưa. Đốt Vàng Mã là tục lệ từ rất lâu đời, Đốt vàng mã còn thể hiện sự tôn kính, sự báo hiếu của con cháu với các bậc Tổ Tiên, Ông Bà. Ngoài những món Vàng Mã đốt như quần áo vàng mã, trang sức vàng mã, tivi vàng mã, điện thoại vàng mã... thì cón có nhà giấy vàng mã, biệt thự vàng mã. Và trong bài viết này Dịch Vụ Tâm Linh xin giới thiệu tới Qúy Anh Chị, Cô Bác một số mãu nhà giấy, biệt thự vàng mã cao cấp đặt hàng. 1/ Mẫu nhà mái đỏ Mẫu nhà mài đỏ 2/ Mẫu nhà mái trắng ánh     Mẫu nhà mái trắng ánh 3/ Mẫu nhà mái xanh    

Tất Bật Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng 49 Ngày Cố Nghệ Sĩ Vũ Linh

Tất Bật Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng 49 Ngày Cố Nghệ Sĩ Vũ Linh

Tất Bật Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng 49 Ngày Cố Nghệ Sĩ Vũ Linh Vàng Mã Sài Gòn đã làm rất nhiều sản phẩm vàng mã cúng cho người quá cố, nhưng chắc Vàng Mã cúng 49 ngày cho cố nghệ sĩ Vũ Linh là đặc biệt nhất. Như lời chị "Bé Heo" đặt hàng, thì cố Nghệ Sĩ về báo mộng cho nhà là chú cần một căn nhà, một xe ô tô, một hộp bánh bía, một chiếc điện thoại chú đang dùng, một thùng bia. Và Chị đã nghe nhiều về Vàng Mã Sài Gòn nên chị quyết định đặt trọn niềm tin nhờ Vàng mã Sài Gòn làm để kịp cúng 49 ngày Tất Bật Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng 49 Ngày Cố Nghệ Sĩ Vũ Linh Hộp Bánh Bía Xe ô tô Thùng Bia Ken Video

Trả Nợ Tào Quan Như Thế Nào Đúng

Trả Nợ Tào Quan Như Thế Nào Đúng

Nhiều người biết đến việc trả nợ Tào Quan nhưng lại không hiểu được nguồn gốc của việc này là như thế nào... ... Hãy cùng dichvutamlinh.com tìm hiểu nhé! Mỗi người sống trên dương thế thì tiền kiếp của người ta có không ít lỗi lầm, trong đó có việc đong đầy bán vơi, vì thế nợ ần tiền kiếp là không thể không có. Căn cứ theo Lục thập hoa giáp mà có các Ty Quan cai quản việc nợ nần này. Thường thì khi làm ăn gặp vận xui, tình duyên lận đận, hoặc có điều kiện thì người ta làm lễ trả nợ Tào quan. Theo Tam giáo – Lục độ thì trả nợ tào quan còn có tên là Khoa Tào Quan hoặc Điền Hoàn Thiên Khố, tức là trả nợ vào kho Trời. Phần nợ chính để trả nợ thường là: Kinh Thọ Sinh và Tiền Thiên Khố.Thiếu những thứ này thì không thể làm lễ trả nợ được. Lưu ý: Người có nợ không thể tự trả nợ mà phải nhờ đến những hàng đã thọ thông tứ phủ như: Điện chủ thanh đồng. Pháp sư, hòa thượng. Hàng Bật sô trờ lên. Bời vì trong khi làm lễ phải dùng đế một số khế ấn mà người chưa được thụ giới không được phép làm. Trả nợ tào quan là một nghi thức đơn giản nhưng không thể làm tùy tiện được. Những người không đủ công đức mà tùy tiện làm sẽ bị báo ứng nhãn tiền, hậu quả là không thể lường. Tào Quan nghĩa là Tiền ở nơi địa phủ, việc trả nợ Tào Quan là trả nợ tiền ở nơi địa phủ. Nơi địa phủ có Ngân Hàng Địa Phủ, trả nợ Tào Quan chính là việc trả nợ Ngân Hàng Địa Phủ. Ngân Hàng Địa Phủ có cả thảy 36 kho. Người có trách nhiệm cai quản Ngân Hàng Địa Phủ là Ngài ” Thượng Án Giám Sát Ngân Hàng Địa Phủ Tào Quan”. Theo quy định của Thiên giới (Thiên Quy) những người sau khi mãn số quy tiên, thì vong linh sẽ thoát ra khỏi cơ thể đi vào cõi Tâm Linh là Thế Giới Vô Hình riêng biệt. Các Vong linh được cấp tên hiệu, được xét duyệt cho đi học, tu tập trong cõi này. Theo đó sẽ được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát sách vở (Kinh) và tiền ( tiền Tào Quan) để ăn uống, sinh hoạt, mua bán, trao đổi…vv. Số tiền và sách vở nói trên được cấp phát tạm thời hoặc gọi là cho vay theo như quy định ở Lục Thập Hoa Giáp ( áp dụng cho cả nam và nữ ). Ở đây nói thêm rằng : Mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Chẳng hạn những học sinh độ tuổi 9 tuổi thì học lớp 4, 10 tuổi học lớp 5 ….Mỗi lớp có sách vở học tập khác nhau, tiền đóng học hành chi phí xây dựng trường lớp cũng khác nhau. Nếu việc tu tập của vong linh nếu có sự tiến bộ, thành tựu, đắc quả, thì vong tiếp tục được đi lên cảnh giới cao hơn, không cần phải luân hồi tái sanh vào cõi Nhân làm người. Khi đó thì số tiền cấp phát nói trên coi như được xóa nợ. Nếu việc tu tập của vong linh còn chưa tiến bộ, chưa thể đắc đạo do tiền kiếp nghiệp chướng còn nặng nề, oan gia trái chủ còn sâu đậm, thì theo Định nghiệp và Nhân quả báo ứng, phải chuyển nghiệp vào cõi Nhân để tái sanh làm người sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Ở kiếp người thì số kinh phí được cấp phát tạm thời như đã nói trên (Tiền, Kinh sách) con người phải hoàn trả lại, là một điều kiện bắt buộc. Cho nên hầu như người nào cũng có nợ Tào Quan. Tiền Tào Quan sau khi trả xong rồi cũng không hoàn toàn có nghĩa là người đã trả nợ sẽ hanh thông trong công việc buôn bán kinh doanh, tiền bạc khởi sắc, có thể làm giàu. Đây còn phụ thuộc nghiệp quả tiền kiếp. Nếu trong tiền kiếp là kẻ ác độc, bất lương, trộm cắp, giết người…. thì vẫn phải nhận lãnh cái nghiệp đó phải trả. Nhưng cũng tùy trường hợp nợ phải trả và không phải trả. Ví dụ : – Người thuộc con nhà Tứ Phủ (trình đồng), Người tu hành (theo đạo Phật hoặc đạo khác), vì cơ duyên nào đó vẫn được tiếp tục tu tập trên cõi trần, nên không phải trả nợ Tào Quan. – Người Nợ mã Tứ Phủ, người Tiễn Căn và các trường hợp khác, đều phải trả nợ vì...

Xem tuổi để trả nợ tào quan!

Xem tuổi để trả nợ tào quan!

Xem tuổi để trả nợ tào quan! Khi làm lễ trả nợ tào quan, mỗi một độ tuổi được quy định số tiền Tào Quan và kinh sách riêng, giống như trên trần gian mỗi nhóm tuổi là một cấp học nhất định. Vậy số tiền tào quan và kinh sách cần trả cho từng tuổi được tính như thế nào? ... Hãy cùng dichvutamlinh.com tìm hiểu Vì sao phải trả nợ tào quan? Người xưa cho rằng theo quy định của Thiên Quy - Thiên Giới, sau khi người trên trần mãn số và quy tiên thì việc đầu tiên mà các vong linh đó chính là thoát ra khỏi cơ thể xác thịt và tiến vào cõi tâm linh - hay cũng chính là thế giới vô hình riêng biệt. Mỗi vong linh khi chuyển hóa sẽ được đặt một tên hiệu và xét duyệt để đi tu tập tại cõi này. Sau đó dưới Ngân Hàng Địa Phủ sẽ cấp vở (Kinh) và tiền (tiền tào quan) để vong linh sinh hoạt và trao đổi. Và trong thời gian tu tập đó của mỗi vong linh nếu có thành tựu, sự tiến bộ hay đắc quả thì những vong linh đó sẽ được lên đến cảnh giới cao hơn nữa và sẽ được miễn vào luân hồi tái sinh. Lúc đó số tiền quan tào được cấp lúc ban đầu sẽ được xóa bỏ, coi như vong linh đó không phải trợ nợ số tiền đó. Còn ngược lại, khi việc tu tập bị trễ nải, không có sự tiến bộ do chính tiền kiếp của người đó vướng nhiều nghiệp chướng, oan gia trái chủ nặng nề thì sẽ phải chuyển vào cõi Nhân để tái sinh để sửa chữa lại những lầm lỗi đó. Và số tiền quan tào sẽ phải được hoàn trả một cách bắt buộc và chính vì thế hầu như người nào cùng sẽ vướng nợ tào quan nhưng chỉ khác đó là ít hay nhiều. Tuy nhiên việc trả nợ tào quan khi được hoàn trả lại số tiền những không có nghĩa là việc buôn bán, kinh doanh, sự nghiệp có thể khởi sắc hay tiến bộ lên được. Đó còn phụ thuộc vào một phần nghiệp quả người đó đã làm tại kiếp trước ra sao. Nếu trong quá khứ tiền kiếp họ từng làm điều ác hay những điều bất lương, trộm cắp, giết người thì sẽ phải nhận lại những nghiệp trả cho việc làm đó. Quy định trả nợ tào quan Dưới đây là những quy định trả nợ tào quan theo “Lục thập hoa giáp” chiếu theo sách cổ và tuổi nam - nữ dưới đây đều được tính như nhau: Giáp Tý: số tiền tào quan phải trả 2 vạn 3 - Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho số 3 - Tào quan tính danh tư quân, thọ 75 tuổi. Ất Sửu: số tiền tào quan phải trả 38 vạn - Kinh 54 quyển. Nộp trả tại kho số 30 - Tào quan cát điền tư quân. Thọ 80 tuổi Bính Dần: số tiền tào quan phải trả 6 vạn + Kinh 74 quyển. Nộp trả tại kho 13 - Tào Quan tính Mã tư quân. Thọ 78 tuổi. Đinh Mão: số tiền tào quan phải trả 2 vạn 3 nghìn + 11 quyển Kinh. Nộp trả tại kho 11 - Tào Quan tính hứa tư quân. Mậu Thìn: số tiền tào quan 2 vạn + Kinh 30 quyển. Nộp trả tại kho 11 - Tào Quan tính danh tư quân. Thọ 79 tuổi. Kỷ Tỵ: số tiền tào quan 7 vạn 3 nghìn + Kinh 28 quyển. Nộp trả tại kho 3 - Tào Quan tính Cao tư quân. Canh Ngọ: số tiền tào quan 10 vạn + Kinh 12 quyển. Nộp trả tại kho số 9 - Tào Quan tính Lý tư quân. Hình nhân 3 Tướng. Thọ 85 tuổi. Tân Mùi: số tiền tào quan 10 vạn 3 + Kinh 17 quyển. Nộp trả tại kho 10 - Tào Quan tính thường an tư quân. Hình nhân 2 Tướng nữ. Thọ 90 tuổi. Nhâm Thân: số tiền tào quan 4 vạn 2 + Kinh 11 cuốn. Nộp trả tại kho 16 - Tào Quan tính phả tư quân. Thọ 74 hoặc 89 tuổi. Quý Dậu: số tiền tào quan 5 vạn 2 + Kinh 5 quyển + 3 cây cột chùa bằng giấy. Nộp trả tại kho số 1 - Tào Quan tính Thành tư quân. Giáp Tuất: số tiền tào quan 5 vạn + Kinh 6 cuốn + 3 bộ xà chùa . Nộp tại kho 10 Tào quan tính Quyền tư quân- Thọ 91 tuổi. Ất Hợi: số tiền tào quan 4 vạn 8 + Kinh 130 cuốn . Nộp tại kho số 5 Tào quan tính Duyệt tư quân. Thọ 69 hoặc 79 tuổi. Bính Tý: số tiền tào quan 2 vạn 4 + Kinh 27 cuốn + 3 bộ nóc chùa . Nộp tại kho số...

Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu

Lễ chùa Bà Thiên Hậu và kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu

Lễ chùa Bà Thiên Hậu Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương (thường gọi Chùa Bà Bình Dương linh thiêng) có tên chữ là Thiên Hậu Cung, do các hội người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ vị nữ thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu.  Chùa Bà Thiên Hậu ở đâu Miếu bà Thiên Hậu hiện nay tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Một trong những nơi lễ bái tín ngưỡng quan trọng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một. Đường đi tới chùa bà Thiên Hậu xuất phát từ TPHCM – Tuyến 1 (có thu phí): Đi dọc theo Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó đi tiếp tới Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A. Đi theo Lê Văn Khương, Hà Duy Phiên/TL9 và TL8 đến Cách Mạng Tháng Tám tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Đi dọc theo Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường sẽ tới chùa. – Tuyến 2: Đi dọc theo Trường Chinh và Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A đến Đường Tô Ngọc Vân tại Thạnh Xuân. Tiếp theo đi dọc theo Đường Tô Ngọc Vân đến Hà Huy Giáp. Sau đó đi dọc theo Hà Huy Giáp và Cách Mạng Tháng Tám đến Nguyễn Du tại Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một. Chếch sang phải tại Yamaha Hoàng Long vào Nguyễn Du là sẽ tới chùa Bà Thiên Hậu. Ngoài tên gọi theo người Việt là Chùa Bà Thiên Hậu (Chùa bà Chợ Lớn) thì nơi đây còn có tên khác là Phò Miếu (tức miếu Bà) theo cách gọi của người Hoa. Và do bên cạnh có Tuệ Thành Hội Quán của người quảng đông nên chùa còn được gọi với tên Tuệ Thành Hội Quán. Vào năm 7 tháng 1 năm 1993 Chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Lịch sử Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương Khởi nguyên, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 19, ban đầu tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu theo nguyên tắc kiến trúc điện mẫu, tức là chọn nơi gần nguồn nước, vì nước mang yếu tố âm và mang tính nữ. Đến năm 1923, Chùa Bà Bình Dương xuống cấp, bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) đã chung sức tái tạo và di dời về vị trí hiện nay. Sự tích chùa Bà Thiên Hậu Ban đầu, giai thoại trong dân gian kể lại rằng Bà tên là Lâm Mi Châu, con gái của một ngư phủ sinh sống ở Phúc Kiến vào đời nhà Tống. Bà vốn có tánh linh, tương truyền rằng: Một hôm cha và hai người anh bà đi đánh cá ngoài biển, chẳng may gặp biển động, thuyền bị chìm. Vào lúc ấy thì Bà đang ngồi dệt lụa ở nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại và đưa tay ra trước với dáng điệu như cố níu kéo một vật gì đó. Người mẹ trông thấy vậy vội lay gọi bà, sau khi thu tay lại ngước mắt cho mẹ biết là cha đã chết, chỉ cứu được hai anh thôi. Dân chúng trong vùng biết được việc này nên đã đem lòng tín ngưỡng, từ đó mỗi khi ra biển thì họ thường đến xin bà phù hộ lên đường bình an. Đến năm 27 tuổi thì bà mất và được vua Tống sắc phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Kiến trúc chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương Ngôi chùa này bao gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, hai dãy nhà bên thì được xem như là Đông lang, Tây lang của ngôi chùa. Ở trên hai cánh cửa chính có đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, còn ở hai bên là cặp câu đối ca ngợi công đức của Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khi bước vào sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để cho người dân đến cúng và cắm nhang. Mái trước của chính điện được lợp ngói âm dương theo phong cách truyền thống với những đường vân đắp nổi và trang trí hình tượng “cá chép hóa rồng”,”lưỡng long tranh châu”. Còn ở hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan võ, quan văn,… được điêu khắc theo lối kiến trúc của người Hoa. Tại chánh cung thì được người dân thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bức tượng được trang trí áo mão nghiêm trang và luôn được thay mới. Bên phải thì thờ Ông Bổn, tức Bổn Đầu Công. Và bên trái của bà là nơi thờ năm vị nữ thần Ngũ Hành Nương Nương tượng trương cho: kim, mộc,...

Lúc nào đeo vòng Dâu Tằm cho bé là tốt nhất ?

Lúc nào đeo vòng Dâu Tằm cho bé là tốt nhất ?

Với tác dụng chính là dùng để trừ Tà Khí, Âm Khí và Hóa Giải vận xui. Theo kinh nghiệm dân gian và các chuyên gia phong thủy: Gỗ dâu tằm ta do có nhiều sinh khí dương nên vòng dâu tằm rất tốt cho các bé sơ sinh cũng như người lớn…được nhiều mẹ bầu mua về treo ở đầu giường khi mang thai và đeo ở tay sẽ giúp AN THAI, tránh bị động thai ảnh hưởng tới bé. Khi đi sinh sẽ mang theo bên người đến bệnh viện để bảo vệ bé sơ sinh trước Vong Âm, Tà Khí… Vòng Dâu Tằm thiết kế đặc biệt dành cho các bé từ 2,5kg trở lên có thể đeo vừa. Hơn nữa vòng điều chỉnh được độ rộng linh hoạt khi bé lớn và buộc chặt được tránh bị rơi. Vòng dâu tằm đặc biệt TỐT và cần thiết cho những người thuộc nhóm sau:  Tốt cho phụ nữ đang mang bầu và chuẩn bị sinh, mẹ bỉm sữa đang cho con bú. Rất tốt cho các bé nhỏ, đặc biệt là các bé mới sinh và bé dưới 10 tuổi. Hiệu quả với các bạn nam nữ mà bị duyên âm theo, cắt tiền duyên nhiều lần… Tốt với những ai ngủ hay mơ màng linh tinh, hay bị bóng đè và luôn có cảm giác ai đi sau lưng theo dõi, hay thấy lạnh gáy… Tốt cho người phải đi học hay làm công việc đặc thù phải đi lại đêm hôm trên đường nhiều (như lái xe, đi viếng đám ma, làm ở nhà tang lễ hay bên pháp y, nhà có người thân qua đời nên dễ bị tà khí xâm nhập hay còn gọi là bị MA NHẬP…) Tốt cho những ai sống cạnh nghĩa trang, nhà tang lễ hay gần đình chùa… Đặc biệt cần thiết cho bé nhỏ khi phải cùng bố mẹ đi xa (như rời quê đi làm sau tết, về quê nội ngoại, đi du lịch xa… Lưu ý:  Không nên cho bé hay mẹ chạm vào lá dâu tằm hay mua vòng dâu mà được làm từ các cành non, sẽ làm cho bé bị ngứa và gây mất sữa mẹ.  # Lúc nào đeo vòng Dâu Tằm cho bé là tốt nhất

Một vài lưu ý khi đeo vòng Dâu Tằm

Một vài lưu ý khi đeo vòng Dâu Tằm

Một vài lưu ý khi đeo vòng Dâu Tằm 1. Tác dụng của vòng dâu tằm đối với trẻ em và người lớn ra sao. Những lợi ích của vòng gỗ dâu tằm đã được nhiều mẹ bỉm sữa và dân gian xác nhận từ rất lâu: – Giảm hiện tượng Quấy Khóc Đêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (kiểu khóc ngằn ngặt sợ hãi điều gì đó) – Giúp bé ngủ ngon, ít bị giật mình sợ hãi. – Bảo vệ bé trước người có vía nặng, vía độc nhất là các bé sơ sinh khi có người thân hay bạn bè tới thăm. – Hỗ trợ trừ VONG ÂM theo, hạn chế hiện tượng ngủ mơ màng linh tinh và bị bóng đè đối với người lớn. Hóa giải tà khí khi phải đi viếng Đám Ma, hay khi chuyển sang nhà mới hay phòng trọ mới…mà gần đình chùa hay nghĩa trang. – Hóa giải vận xui, đem lại bình an-may mắn khi đi công tác, du lịch, cũng như cho bé về quê nội-ngoại hay đi bệnh viện. Không cần mang giao-đũa-tỏi lỉnh kỉnh.  – Các ion Bạc Thật: Giúp tránh gió và nâng cao sức đề kháng, ít ốm vặt – Đá phong thủy theo năm sinh: Giúp cân bằng ngũ hành- thu hút sinh khí. 2. Cách phân biệt vòng GIẢ Trung Quốc Thực tế, trên 90% vòng dâu tằm bán trên trên (Shopee, Sendo, Tiki, Lazada…) đều là hàng giả Trung Quốc- giá siêu rẻ chỉ từ 15-50K 1 chiếc. Đặc điểm nhận biết: – Gỗ dâu thật khi hóa giải tà khí hoặc ngâm nước nhiều khi tắm màu sẽ đậm hơn. Gỗ dâu giả màu không đổi. – Gỗ giả hạt có màu trắng ngà voi, rất bóng, xốp và nhẹ-không thấy vân gỗ. Gỗ dâu tằm thật phần gỗ ở lõi sẽ có màu đậm đan xem một số vạch đốm đen đặc trưng của cây dâu tằm và phần bên ngoài có màu vàng nhạt hơn và vân gỗ rất rõ.  – Vòng dâu tằm thật chỉ làm từ cây gỗ dâu tằm ta trên 13 tuổi và được sấy khô hết nhựa dâu an toàn tuyệt đối cho bé sơ sinh và mẹ bỉm sữa. Vòng gỗ giả TQ khi đeo dễ làm cho bé bị ngứa và gây mất sữa mẹ nếu chạm vào. – Vòng gỗ dâu tằm thật ngâm nước sau 17-25 tiếng sẽ chìm. – 100% Vòng dâu tằm giả Trung Quốc dùng bạc giả hay bạc tái chế bé xíu nên giá siêu rẻ. 3. Vòng dâu tằm có bao nhiêu hạt thì tốt nhất? Theo thuyết phong thủy học SINH-LÃO-BỆNH-TỬ, tổng số hạt của vòng dâu tằm phải được được thiết kế sao cho rơi đúng vào cung SINH sẽ đem lại may mắn và hiệu quả cho người đeo. Tuyệt đối kị số hạt rất xấu khi rơi vào Cung Bệnh 19-23 hay cung Tử 20-24  4. Những thứ cần kiêng kị với vòng dâu tằm Vòng gỗ dâu tằm thuộc hành dương dùng để khắc chế tà khí-âm khí lạnh thuộc hành âm. Nên tuyệt đối không được khắc chữ VẠN, mix kèm theo Mặt Phật, Tỳ Hưu hay Quả Chuông. Sẽ gia tăng xung đột âm dương, xung khắc với phật pháp dễ bị phản tác dụng. Ngoài ra vòng dâu tằm chỉ hợp mix với đá Mắt Hổ hay đá Mã Não phong thủy. 5. Nên đeo bao nhiêu vòng dâu tằm thì tốt? Dựa trên kinh nghiệm dân gian, đeo 2 chiếc vòng dâu tằm (đeo ở tay, chân hay vòng đeo cổ) sẽ gia tăng trường năng lượng dương tích cực (ion+), tiêu trừ hay giảm trường năng lượng xấu (ion-) do đó giúp bảo vệ, nâng cao sức đề kháng và đem lại hiệu quả tốt nhất.  6. Các loại vòng dâu tằm chính - Loại 1 Gỗ lõi cây dâu tằm ta lâu năm (dâu tằm non hay dâu cành không có tác dụng) có đặc điểm: chỉ làm từ phần gỗ lõi, hay gỗ thịt. Thân gỗ bị sâu đục nhiều. Vòng có độ bền rất cao, tác dụng rất tốt, gỗ cứng và thấy rõ vân gỗ, loại vân đặc trưng chỉ có ở cây gỗ dâu. Đeo càng lâu vòng càng lên màu đẹp (mầu sẫm đậm cánh gián). - Loại 2 Vòng cây dâu tằm giả được làm từ cây gỗ Lồng Mức rất to và thẳng, thân không hề bị sâu.  7. Cách nhận biết vòng dâu tằm THẬT - GIẢ. - Qua hình dạng: vòng dâu tằm giả Trung Quốc làm được mọi hình dạng và kích thước (Thường là hình quả trứng, dài và dẹt đường kính 4.5mm) Trong khi dâu Việt Nam chỉ làm được hạt tròn từ 6mm trở lên do đặc tính xốp của gỗ dâu rất dễ vỡ và có hình dạng rất xấu khi làm hạt nhỏ và dễ bị vỡ và nứt. Khi đốt cháy, gỗ dâu tằm thật Việt Nam sẽ tạo ra than cứng và giữ được hình dạng tròn. Gỗ trung quốc than sẽ bị...

Thắp hương bao lâu thì được hạ lễ? và những điều bạn cần lưu ý

Thắp hương bao lâu thì được hạ lễ? và những điều bạn cần lưu ý

Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? là một vấn đề tâm linh tuy nhỏ nhưng lại khá quan trọng và khiến nhiều người băn khoăn. Thắp hương bao lâu thì hạ lễ là câu hỏi đang được nhiều người thắc mắc  Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? Những thông tin cần biết - Ý nghĩa của việc thắp hương  Để có thể trả lời câu hỏi thắp hương bao lâu thì hạ lễ thì trước tiên bạn cần phải nắm rõ ý nghĩa của việc này. Thắp hương trên bàn thờ là tập quán từ lâu đời của người Á Đông nói chung, và người dân Việt Nam nói riêng. Nén hương đã dần đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi, giản dị và thiêng liêng. Bát hương được coi là nơi giáng của Phật, thánh, thần, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với các đấng bề trên. Bởi vậy, vào ngày rằm, ngày mùng một hằng tháng, các dịp giỗ, lễ Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều sẽ thắp hương lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên, thần linh hoặc đến miếu, đền, chùa… Điều này để cầu mong cho gia đạo được may mắn, yên vui, mạnh khỏe.   Ngoài ra, những dịp lễ quan trọng trong đời người như: lễ cưới, hỏi, cúng Mụ, thôi nôi, động thổ, nhập trạch, an táng hay cải cát đều cần thắp hương. Trong tâm thức hầu hết người Việt Nam đều tin rằng nén hương khi đốt lên sẽ giống như một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới âm - dương. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có những người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ về việc dâng hương theo truyền thống. Thắp hương bàn thờ gia tiên mang một ý nghĩa rất lớn trong văn hóa tâm linh - Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? Nén hương được coi là sợi dây liên lạc với thế giới tâm linh, được thắp lên với tấm lòng thành của bậc con cháu. Mùi hương thơm ngát, nhè nhẹ lan tỏa. Khói hương cuộn bay lên mơ hồ, huyền ảo. Theo quan niệm Phật giáo, lòng thành chính là thể hiện qua làn khói đó, chứ không cần cỗ bàn yến tiệc linh đình… Theo quan niệm, mỗi khi thắp hương dâng lên thần Phật, gia tiên thì chỉ cần sử dụng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ. Thông thường, trong các lễ cúng đều phải thắp 3 tuần hương thì hạ lễ. Một tuần hương là đơn vị thời gian để một nén hương cháy hết (khoảng 45 – 60 phút). Ngoài ra, tùy loại hương mà thời gian cháy sẽ khác nhau.  - Những chú ý khi thắp hương Chú ý để không chọn phải hương hóa chất  Đối với việc thắp hương bao lâu thì hạ lễ, việc này cũng khá phụ thuộc vào thời gian tàn của hương. Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại hương. Ta cần có hiểu biết đầy đủ để biết chọn mua và sử dụng loại hương nào cho đảm bảo. Nhiều người nghĩ thắp hương có tàn cuốn cong trong dịp Tết là sẽ gặp may, làm ăn có lộc. Tuy vậy, thực ra hương cuốn tàn là chứa hóa chất. Khi đốt, chất độc lan tỏa sẽ kích thích đường hô hấp, nhẹ có thể khiến ho, chảy nước mắt… Đặc biệt, nếu hít nhiều và thường xuyên sẽ gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cơ thể, thậm chí là ung thư. Ngoài ra, việc cắm que hương trực tiếp vào đồ ăn để dâng cúng cũng có thể gây ngộ độc cho mọi người, bởi chân hương bị tẩm hóa chất sẽ ngấm truyền vào thức ăn.  Trong việc thắp hương bao lâu thì hạ lễ đối với hương truyền thống được làm từ hương bài, bã mía, thảo quả, hoa hồi, quế chi,... Chúng có giá khá đắt. Còn các loại hương hóa chất tạo được mùi trầm, nhài, sen, hoa hồng…, cuốn tàn đẹp và giá rẻ hơn nhiều. Gia chủ cần chú ý trong việc chọn hương thắp bàn thờ  Các nhà khoa học đã phát hiện các hóa chất được dùng trong hương cuốn tàn bao gồm: phosphoric acid (H3PO4) giúp hương cháy nhanh và cuốn tàn trắng đẹp. Kèm theo đó là  Butyl Cellosolve (C6H14O2) là hóa chất dùng để chống mốc sơn tường, Kali Nitrat (KNO3) - hóa chất dùng trong sản xuất phân đạm, chất nổ để giúp hương không bị dễ tắt, dễ mốc. Không chỉ vậy, khi làm hương, nhiều nơi còn cho thêm phẩm vàng để hương có màu sắc đẹp, bắt mắt.  Tất cả các hóa chất trên đều cực kỳ nguy hiểm vì khi cháy sẽ tạo ra khí độc, hít phải sẽ gây ảnh hưởng...

Tại sao thắp hương (nhang) lại là số lẻ. Khi nào thì thắp 1 nén hương – 3,5 nén hương – 7,9 nén hương

Tại sao thắp hương (nhang) lại là số lẻ. Khi nào thì thắp 1 nén hương – 3,5 nén hương – 7,9 nén hương

Không phải ngẫu nhiên người ta chọn thắp hương trước bàn thờ là số lẻ, Ý nghĩa của việc thắp hương số lẻ đều có nguyên nhân liên quan đến cả tâm linh và phong thủy. Hãy cùng Tâm linh Việt tìm hiểu. Ý nghĩa của việc thắp 1 nén hương, 3 nén hương, 5 nén hương, 7 và 9 nén hương ý nghĩa thắp hương (nhang) số lẻ Đầu tiên cần phải hiểu tại sao lại là thắp số lẻ mà không phải số chẵn ngoại trừ thắp 2 nén hương cho người khuất trong thời gian còn để tang thì hầu như mọi người đều thắp số lẻ cho các việc thờ cúng…khi thắp lên bày tỏ sự tôn trọng và tấm lòng thành khẩn của con người. Theo quan điểm về mặt phong thủy và tâm linh thì  Số lẻ như 1, 3, 5, 7 và 9 này được coi là số dương, tượng trưng cho may mắn. Còn số chẵn như 2, 4, 6 và 8 là số âm, tượng trưng cho điềm xui, không may mắn. 1/ Ý nghĩa thắp 1 nén hương Với việc thờ cúng thần linh trong nhà, thắp 1 nén hương được gọi là Bình An hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng tối trong 1 ngày là đủ. Khi nào thì thắp 1 nén hương ( nhang ) Khi đến chùa chiền, chúng ta cũng chỉ cần thắp 1 nén nhang là đủ. Nén nhang đó được gọi là Tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương: Giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng) Định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu) Tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương) Tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ) Giải thoát hương ( giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi và một phần phòng tránh hỏa hoạn hay ô nhiễm). 2/ Ý nghĩa thắp 3 nén hương Cách thắp hương này thể hiện ý nghĩa là Tâm nhang (lòng thành), Giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ). Khi nào thì thắp 3 nén hương Theo Đạo Phật, cách thắp 3 nén hương này gọi là Tam Bảo Hương. Tam Bảo chính là Phật, Pháp và Tăng. Ngoài ra, cách thắp này còn mang các ý nghĩa khác, gồm: Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai) Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) Điều này lý giải vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to. Trong Phong thủy thì số 3 là tượng của tam giới: Thiên (Trời), Địa (Đất), Nhân (Người). Vì vậy khi làm những việc quan trọng trong đời thì trước bàn thờ người ta thường thắp 3 nén hương lên bàn thờ và khấn: “Hoàng Thiên (Trời), Hậu Thổ (Đất), những chiến sĩ trận vong, cô hồn… (Nhân ) phù hộ độ trì…” Theo Đạo giáo, 3 nén hương này gọi là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy; Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo và Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức. Trong 3 nén hương này, nén ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ; nén bên trái là hương Thanh Long; còn nén bên tay phải là hương Bạch Hổ. Mục đích của việc thắp 3 nén hương này là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương. 3/ Ý nghĩa của việc thắp 5 nén hương Thắp 5 nén hương có ý nghĩa là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thông thường có 2 cách để cắm 5 nén hương vào bát hương trên bàn thờ. Cách cắm thứ nhất: Sắp xếp theo 5 phương, ở giữa là hương Giao chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, phía trước là hương Chu Tước, phía sau là lương Huyền Vũ. Cách cắm thứ 2: Sắp xếp theo hình chữ “Nhất” theo chiều ngang với nén hương thứ nhất là hương Thanh Long, thứ 2 là Bạch Hổ, thứ 3 là Quan Khẩu, thứ 4 là Hộ Pháp và thứ 5 là Báo Mã. Thông thường cách thắp 5 nén hương này Dịch vụ Tâm Linh chúng tôi khuyên nên để các thầy pháp tiến hành để dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh. 4/. Ý nghĩa của việc thắp 7 & 9 nén hương Số 7 và số 9 được tượng trưng cho số lượng “vía” của con người, khi người ta...

Tổng hợp thắp hương đúng cách

Tổng hợp thắp hương đúng cách

Tổng hợp thắp hương đúng cách Thắp hương trên bàn thờ là một tập quán từ lâu đời của người Việt Nam. Bát hương được coi là nơi giáng của các các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Việc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều rất cần biết đối với tất cả mọi người 1. Lịch sử của việc thắp hương Theo lịch sử ghi lại, việc thắp hương bắt nguồn từ khoảng năm 3700 Trước Công nguyên  (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẽ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.   Đến năm 618, vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng từ Ấn Độ đem hương trầm sang Trung Quốc. Từ đó hình thức thắp hương được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là trầm hương hình tròn đầu nhọn. Ngày nay việc thắp hương đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như: Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, tân gia… Hương dùng để cúng những vị Thần Phật như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Maria, Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài hoặc để thắp cho những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ. 2. Thắp hương khi nào? 2.1. Nghi thức dâng hương : Là tập quán mà hầu như mọi người dân Châu Á bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Châu Á đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. 2.2. Vào những ngày rằm, mồng một hằng tháng, các dịp giỗ, Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều thắp hương lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên hoặc đến đền, chùa…cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe, may mắn…. Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi, cúng Mụ ngày đầy tháng, thôi nôi, động thổ, nhập trạch hay an táng, cải cát đều phải thắp hương. 3. Ý nghĩa của việc thắp hương Nén hương được thắp lên, gửi gắm nhiều thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn. Thông thường, người ta thắp hương là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận ngai vàng của Trời Phật. Khi thắp hương khói hương bay lên giống như làn són điện từ truyền vao không gian. Lời khấn cầu của người thắp hương hòa vào làn khói hương truyền đến người nghe lời cầu. Trời Phật sẽ cảm nhận được ước nguyện của người cầu. Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ: Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương; Phảng phất khắp mười phương; Cúng dường ngôi Tam Bảo. 4. Thắp hương như thế nào cho đúng Số lượng nén hươngViệc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người. Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp hương thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không thắp hương theo số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo lý giải của phong thủy thì số lẻ 1, 3, 5… mang nhiều ý nghĩa may mắn vi số lẻ là số dương (may...

Bài văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho

Bài văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho

Bài văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho 1. Sự tích đền Bà chúa Kho 2. Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho 3. Sắm lễ đền Bà chúa Kho 4. Hướng dẫn trình tự dâng lễ ở đền 5. Thứ tự thắp hương khi đi lễ 6. Bài văn khấn ban sơn trang đền bà chúa kho 7. Cách hạ lễ sau khi lễ đền Bà chúa Kho 8. Văn khấn xin lộc đền Bà chúa Kho Văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho hướng dẫn chi tiết cách sắm lễ đền Bà Chúa Kho, trình tự dâng lễ, thắp hương, văn khấn ban sơn trang, văn khấn xin lộc đền Bà Chúa Kho. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết được VnDoc tổng hợp. Đi đến lễ tại đền Bà Chúa Kho vào những ngày đầu xuân, khấn cúng nhằm cầu mong một năm mới tài lộc dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió nhưng phải cúng khấn như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết hay làm đúng. Mời các bạn tham khảo bài văn khấn tại đền bà chúa kho mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. 1. Sự tích đền Bà chúa Kho Tương truyền vào thời nhà Lý: Theo chân đến làng Quả Cảm Bắc Ninh, Nơi được mệnh danh có người con gái với nhan sắc tuyệt trần. Tuy xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo nhưng Bà đa trí đa tài từ cầm kỳ thi họa cái nào cũng giỏi. Bà lọt vào mắt nhà vua và được đưa vào cung làm vợ vua Lý. Sau khi trở thành vợ vua, Bà nhận thấy vùng đất quê nhà còn hoang sơ: đất đai sâu rộng mà không ai khai hoang, sản xuất. Chính vì vậy Bà xin nhà vua cho được về làng, chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tăng gia sản xuất. Vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077) quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tống. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa. Bà tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia phục vụ cho trận chiến Như Nguyệt. Bà cũng “thác ” trong cuộc chiến này. Nhà vua biết chuyện vô cùng thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần . Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là "Chủ khố linh từ" (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ đời lý thế kỷ XI. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu 2. Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho Vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Họ quan niệm "đầu năm đi vay, cuối năm đi trả", muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt. 3. Sắm lễ đền Bà chúa Kho Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,... để dâng cũng được. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/