Tất cả tin tức

Thắp hương bao lâu thì được hạ lễ? và những điều bạn cần lưu ý

Thắp hương bao lâu thì được hạ lễ? và những điều bạn cần lưu ý

Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? là một vấn đề tâm linh tuy nhỏ nhưng lại khá quan trọng và khiến nhiều người băn khoăn. Thắp hương bao lâu thì hạ lễ là câu hỏi đang được nhiều người thắc mắc  Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? Những thông tin cần biết - Ý nghĩa của việc thắp hương  Để có thể trả lời câu hỏi thắp hương bao lâu thì hạ lễ thì trước tiên bạn cần phải nắm rõ ý nghĩa của việc này. Thắp hương trên bàn thờ là tập quán từ lâu đời của người Á Đông nói chung, và người dân Việt Nam nói riêng. Nén hương đã dần đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi, giản dị và thiêng liêng. Bát hương được coi là nơi giáng của Phật, thánh, thần, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với các đấng bề trên. Bởi vậy, vào ngày rằm, ngày mùng một hằng tháng, các dịp giỗ, lễ Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều sẽ thắp hương lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên, thần linh hoặc đến miếu, đền, chùa… Điều này để cầu mong cho gia đạo được may mắn, yên vui, mạnh khỏe.   Ngoài ra, những dịp lễ quan trọng trong đời người như: lễ cưới, hỏi, cúng Mụ, thôi nôi, động thổ, nhập trạch, an táng hay cải cát đều cần thắp hương. Trong tâm thức hầu hết người Việt Nam đều tin rằng nén hương khi đốt lên sẽ giống như một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới âm - dương. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có những người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ về việc dâng hương theo truyền thống. Thắp hương bàn thờ gia tiên mang một ý nghĩa rất lớn trong văn hóa tâm linh - Thắp hương bao lâu thì hạ lễ? Nén hương được coi là sợi dây liên lạc với thế giới tâm linh, được thắp lên với tấm lòng thành của bậc con cháu. Mùi hương thơm ngát, nhè nhẹ lan tỏa. Khói hương cuộn bay lên mơ hồ, huyền ảo. Theo quan niệm Phật giáo, lòng thành chính là thể hiện qua làn khói đó, chứ không cần cỗ bàn yến tiệc linh đình… Theo quan niệm, mỗi khi thắp hương dâng lên thần Phật, gia tiên thì chỉ cần sử dụng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ. Thông thường, trong các lễ cúng đều phải thắp 3 tuần hương thì hạ lễ. Một tuần hương là đơn vị thời gian để một nén hương cháy hết (khoảng 45 – 60 phút). Ngoài ra, tùy loại hương mà thời gian cháy sẽ khác nhau.  - Những chú ý khi thắp hương Chú ý để không chọn phải hương hóa chất  Đối với việc thắp hương bao lâu thì hạ lễ, việc này cũng khá phụ thuộc vào thời gian tàn của hương. Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại hương. Ta cần có hiểu biết đầy đủ để biết chọn mua và sử dụng loại hương nào cho đảm bảo. Nhiều người nghĩ thắp hương có tàn cuốn cong trong dịp Tết là sẽ gặp may, làm ăn có lộc. Tuy vậy, thực ra hương cuốn tàn là chứa hóa chất. Khi đốt, chất độc lan tỏa sẽ kích thích đường hô hấp, nhẹ có thể khiến ho, chảy nước mắt… Đặc biệt, nếu hít nhiều và thường xuyên sẽ gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cơ thể, thậm chí là ung thư. Ngoài ra, việc cắm que hương trực tiếp vào đồ ăn để dâng cúng cũng có thể gây ngộ độc cho mọi người, bởi chân hương bị tẩm hóa chất sẽ ngấm truyền vào thức ăn.  Trong việc thắp hương bao lâu thì hạ lễ đối với hương truyền thống được làm từ hương bài, bã mía, thảo quả, hoa hồi, quế chi,... Chúng có giá khá đắt. Còn các loại hương hóa chất tạo được mùi trầm, nhài, sen, hoa hồng…, cuốn tàn đẹp và giá rẻ hơn nhiều. Gia chủ cần chú ý trong việc chọn hương thắp bàn thờ  Các nhà khoa học đã phát hiện các hóa chất được dùng trong hương cuốn tàn bao gồm: phosphoric acid (H3PO4) giúp hương cháy nhanh và cuốn tàn trắng đẹp. Kèm theo đó là  Butyl Cellosolve (C6H14O2) là hóa chất dùng để chống mốc sơn tường, Kali Nitrat (KNO3) - hóa chất dùng trong sản xuất phân đạm, chất nổ để giúp hương không bị dễ tắt, dễ mốc. Không chỉ vậy, khi làm hương, nhiều nơi còn cho thêm phẩm vàng để hương có màu sắc đẹp, bắt mắt.  Tất cả các hóa chất trên đều cực kỳ nguy hiểm vì khi cháy sẽ tạo ra khí độc, hít phải sẽ gây ảnh hưởng...

Tại sao thắp hương (nhang) lại là số lẻ. Khi nào thì thắp 1 nén hương – 3,5 nén hương – 7,9 nén hương

Tại sao thắp hương (nhang) lại là số lẻ. Khi nào thì thắp 1 nén hương – 3,5 nén hương – 7,9 nén hương

Không phải ngẫu nhiên người ta chọn thắp hương trước bàn thờ là số lẻ, Ý nghĩa của việc thắp hương số lẻ đều có nguyên nhân liên quan đến cả tâm linh và phong thủy. Hãy cùng Tâm linh Việt tìm hiểu. Ý nghĩa của việc thắp 1 nén hương, 3 nén hương, 5 nén hương, 7 và 9 nén hương ý nghĩa thắp hương (nhang) số lẻ Đầu tiên cần phải hiểu tại sao lại là thắp số lẻ mà không phải số chẵn ngoại trừ thắp 2 nén hương cho người khuất trong thời gian còn để tang thì hầu như mọi người đều thắp số lẻ cho các việc thờ cúng…khi thắp lên bày tỏ sự tôn trọng và tấm lòng thành khẩn của con người. Theo quan điểm về mặt phong thủy và tâm linh thì  Số lẻ như 1, 3, 5, 7 và 9 này được coi là số dương, tượng trưng cho may mắn. Còn số chẵn như 2, 4, 6 và 8 là số âm, tượng trưng cho điềm xui, không may mắn. 1/ Ý nghĩa thắp 1 nén hương Với việc thờ cúng thần linh trong nhà, thắp 1 nén hương được gọi là Bình An hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc thuận lợi thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng tối trong 1 ngày là đủ. Khi nào thì thắp 1 nén hương ( nhang ) Khi đến chùa chiền, chúng ta cũng chỉ cần thắp 1 nén nhang là đủ. Nén nhang đó được gọi là Tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương: Giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng) Định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu) Tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương) Tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ) Giải thoát hương ( giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi và một phần phòng tránh hỏa hoạn hay ô nhiễm). 2/ Ý nghĩa thắp 3 nén hương Cách thắp hương này thể hiện ý nghĩa là Tâm nhang (lòng thành), Giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và Định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ). Khi nào thì thắp 3 nén hương Theo Đạo Phật, cách thắp 3 nén hương này gọi là Tam Bảo Hương. Tam Bảo chính là Phật, Pháp và Tăng. Ngoài ra, cách thắp này còn mang các ý nghĩa khác, gồm: Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai) Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) Điều này lý giải vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to. Trong Phong thủy thì số 3 là tượng của tam giới: Thiên (Trời), Địa (Đất), Nhân (Người). Vì vậy khi làm những việc quan trọng trong đời thì trước bàn thờ người ta thường thắp 3 nén hương lên bàn thờ và khấn: “Hoàng Thiên (Trời), Hậu Thổ (Đất), những chiến sĩ trận vong, cô hồn… (Nhân ) phù hộ độ trì…” Theo Đạo giáo, 3 nén hương này gọi là Tam Thanh Hương, trong đó Tam Thanh là Ngọc Thanh: Thiên tôn nguyên thủy; Thượng Thanh: Thiên tôn Linh Bảo và Thái Thanh: Thiên tôn Đạo Đức. Trong 3 nén hương này, nén ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ; nén bên trái là hương Thanh Long; còn nén bên tay phải là hương Bạch Hổ. Mục đích của việc thắp 3 nén hương này là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương. 3/ Ý nghĩa của việc thắp 5 nén hương Thắp 5 nén hương có ý nghĩa là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thông thường có 2 cách để cắm 5 nén hương vào bát hương trên bàn thờ. Cách cắm thứ nhất: Sắp xếp theo 5 phương, ở giữa là hương Giao chủ, trái là hương Thanh Long, phải là hương Bạch Hổ, phía trước là hương Chu Tước, phía sau là lương Huyền Vũ. Cách cắm thứ 2: Sắp xếp theo hình chữ “Nhất” theo chiều ngang với nén hương thứ nhất là hương Thanh Long, thứ 2 là Bạch Hổ, thứ 3 là Quan Khẩu, thứ 4 là Hộ Pháp và thứ 5 là Báo Mã. Thông thường cách thắp 5 nén hương này Dịch vụ Tâm Linh chúng tôi khuyên nên để các thầy pháp tiến hành để dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh. 4/. Ý nghĩa của việc thắp 7 & 9 nén hương Số 7 và số 9 được tượng trưng cho số lượng “vía” của con người, khi người ta...

Tổng hợp thắp hương đúng cách

Tổng hợp thắp hương đúng cách

Tổng hợp thắp hương đúng cách Thắp hương trên bàn thờ là một tập quán từ lâu đời của người Việt Nam. Bát hương được coi là nơi giáng của các các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Việc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều rất cần biết đối với tất cả mọi người 1. Lịch sử của việc thắp hương Theo lịch sử ghi lại, việc thắp hương bắt nguồn từ khoảng năm 3700 Trước Công nguyên  (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẽ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.   Đến năm 618, vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng từ Ấn Độ đem hương trầm sang Trung Quốc. Từ đó hình thức thắp hương được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là trầm hương hình tròn đầu nhọn. Ngày nay việc thắp hương đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như: Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, tân gia… Hương dùng để cúng những vị Thần Phật như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Maria, Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài hoặc để thắp cho những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ. 2. Thắp hương khi nào? 2.1. Nghi thức dâng hương : Là tập quán mà hầu như mọi người dân Châu Á bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Châu Á đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. 2.2. Vào những ngày rằm, mồng một hằng tháng, các dịp giỗ, Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều thắp hương lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên hoặc đến đền, chùa…cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe, may mắn…. Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài ra, những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi, cúng Mụ ngày đầy tháng, thôi nôi, động thổ, nhập trạch hay an táng, cải cát đều phải thắp hương. 3. Ý nghĩa của việc thắp hương Nén hương được thắp lên, gửi gắm nhiều thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn. Thông thường, người ta thắp hương là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận ngai vàng của Trời Phật. Khi thắp hương khói hương bay lên giống như làn són điện từ truyền vao không gian. Lời khấn cầu của người thắp hương hòa vào làn khói hương truyền đến người nghe lời cầu. Trời Phật sẽ cảm nhận được ước nguyện của người cầu. Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ: Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương; Phảng phất khắp mười phương; Cúng dường ngôi Tam Bảo. 4. Thắp hương như thế nào cho đúng Số lượng nén hươngViệc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người. Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp hương thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không thắp hương theo số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo lý giải của phong thủy thì số lẻ 1, 3, 5… mang nhiều ý nghĩa may mắn vi số lẻ là số dương (may...

Bài văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho

Bài văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho

Bài văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho 1. Sự tích đền Bà chúa Kho 2. Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho 3. Sắm lễ đền Bà chúa Kho 4. Hướng dẫn trình tự dâng lễ ở đền 5. Thứ tự thắp hương khi đi lễ 6. Bài văn khấn ban sơn trang đền bà chúa kho 7. Cách hạ lễ sau khi lễ đền Bà chúa Kho 8. Văn khấn xin lộc đền Bà chúa Kho Văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho hướng dẫn chi tiết cách sắm lễ đền Bà Chúa Kho, trình tự dâng lễ, thắp hương, văn khấn ban sơn trang, văn khấn xin lộc đền Bà Chúa Kho. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết được VnDoc tổng hợp. Đi đến lễ tại đền Bà Chúa Kho vào những ngày đầu xuân, khấn cúng nhằm cầu mong một năm mới tài lộc dồi dào, công việc thuận buồm xuôi gió nhưng phải cúng khấn như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết hay làm đúng. Mời các bạn tham khảo bài văn khấn tại đền bà chúa kho mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. 1. Sự tích đền Bà chúa Kho Tương truyền vào thời nhà Lý: Theo chân đến làng Quả Cảm Bắc Ninh, Nơi được mệnh danh có người con gái với nhan sắc tuyệt trần. Tuy xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo nhưng Bà đa trí đa tài từ cầm kỳ thi họa cái nào cũng giỏi. Bà lọt vào mắt nhà vua và được đưa vào cung làm vợ vua Lý. Sau khi trở thành vợ vua, Bà nhận thấy vùng đất quê nhà còn hoang sơ: đất đai sâu rộng mà không ai khai hoang, sản xuất. Chính vì vậy Bà xin nhà vua cho được về làng, chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tăng gia sản xuất. Vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077) quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Tống. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa. Bà tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia phục vụ cho trận chiến Như Nguyệt. Bà cũng “thác ” trong cuộc chiến này. Nhà vua biết chuyện vô cùng thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần . Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là "Chủ khố linh từ" (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ở thôn Cổ Mễ còn một ngôi đình và ngôi chùa cổ. Chùa Cổ Mễ có từ đời lý thế kỷ XI. Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc. Chùa còn lại đến nay là kiến trúc thế kỷ XIX, làm theo kiểu chữ T chạm khắc công phu 2. Ý nghĩa lễ Đền Bà Chúa Kho Vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Họ quan niệm "đầu năm đi vay, cuối năm đi trả", muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt. 3. Sắm lễ đền Bà chúa Kho Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,... để dâng cũng được. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản... dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì...

Sự tích đền Bà Chúa Xứ núi Sam và văn khấn cúng Bà Chúa Xứ núi Sam đầy đủ

Sự tích đền Bà Chúa Xứ núi Sam và văn khấn cúng Bà Chúa Xứ núi Sam đầy đủ

Bài văn khấn cúng Bà Chúa Xứ tại núi Sam đầy đủ, chi tiết nhất Miếu bà Chúa Xứ tại núi Sam không chỉ được xem là nơi linh thiêng mà còn là di tích có kiến trúc độc đáo. Địa điểm nay cũng là nơi luôn thu hút các khách du lịch tìm đến để hành hương, trẩy hội, nhất là khi đầu năm mới. Để cầu xin lộc từ bà chúa xứ Châu Đốc và trước khi đến miếu bạn nhớ chuẩn bị bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ nhé. Văn khấn cúng bà Chúa Xứ Sự tích về bà Chúa Xứ núi Sam Theo ông cha kể lại thì sự tích về bà Chúa Xứ được truyền với nhiều sự tích khác nhau. Sau đây là một số sự tích mà chúng tôi đã sưu tập được. Sự tích về bà Chúa Xứ thứ nhất Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh. Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được. Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này. Sự tích về bà Chúa Xứ thứ hai Kể lại rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn nói thêm là hiện nay, tượng Bà đang ngự trên núi, yêu cầu dân làng lên núi thỉnh về để thờ phụng. Dân làng liền phái 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi để khiêng tượng, nhưng cũng không thể xê dịch bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Quả thật linh nghiệm; đến chân núi Sam, dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý Bà mà cho lập miếu thờ Bà ở đây. Sự tích về bà Chúa Xứ thứ ba Thì cho rằng, dưới thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Đốc, đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông (tức là bà Châu Thị Tế) ở nhà thường cầu nguyện cho ông bình an trở về, nếu được thì sẽ lập chùa thờ Phật để báo ân phù hộ. Sau khi Thoại Ngọc Hầu trở về, ông vì cảm kích trước tấm lòng của vợ mình nên đã cho quân lính sang tây Trấn Thành chở cốt Phật về lập chùa để thờ, đặt tên là chùa Tây An. Chùa xây xong, ông lo ngại tin đồn ác ý rằng xây chùa để thờ Phật của giặc nên đưa pho tượng ra ngoài chùa, lập miếu thờ để tránh phiền phức. Sự tích về bà Chúa Xứ thứ tư Thì kể về việc một thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi vì quá mệt mỏi nên đã ngồi nghỉ, sau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dân làng liền lập miếu thờ và gọi bà là Bà Chúa Xứ. Sự tích về bà Chúa Xứ Nội dung bài văn khấn cúng bà Chúa Xứ “Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ. Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:…. Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm. Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí...

Màu sắc ảnh hưởng đến năng lượng tâm linh như thế nào

Màu sắc ảnh hưởng đến năng lượng tâm linh như thế nào

Nhận thức được ảnh hưởng của màu sắc đến môi trường xung quanh sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cân bằng cuộc sống. Mỗi màu sắc sẽ đem lại những nguồn năng lượng khác nhau. Theo đó, hiểu được ý nghĩa của từng màu sẽ giúp bạn chọn được màu sắc phù hợp với năng lượng tâm linh của mình nhất. Kết nối rõ ràng nhất giữa màu sắc và năng lượng tâm linh là hệ thống các luân xa. Trong cơ thể con người có 7 luân xa, mỗi luân xa lại mang một màu sắc và chức năng khác nhau. Ảnh: Allison Huish MÀU ĐỎ – LUÂN XA SỐ 1 – SỰ AN TOÀN Ảnh: Unsplash Chúng ta thường nghĩ đến màu đỏ như màu của hành động, nhưng trong cuộc sống, chúng ta vẫn có thể bắt gặp màu đỏ qua các biển báo dừng và đèn tín hiệu giao thông. Có thể thấy, màu đỏ còn đại diện cho sự bảo an và khởi đầu mới. Ngoài ra, màu đỏ còn mang ý nghĩa về nguồn năng lượng bền vững mà chúng ta cần cho sự sống. Cũng như chức năng của luân xa số 1 là về sinh tồn, cân bằng và an toàn. Mặc màu đỏ hoặc trang trí căn phòng có màu này sẽ cân bằng và phân bổ được nguồn năng lượng cần thiết cho bạn. MÀU CAM – LUÂN XA SỐ 2 – TÍNH DỤC  Ảnh: Unsplash Màu cam là sự pha trộn của đỏ và vàng. Chúng ta thường nghĩ về đỏ như màu của sự say mê mãnh liệt nhưng màu cam mới thực sự là màu của tình dục và khoái cảm. Bạn có thể sử dụng màu sắc này khi đi hẹn hò để tăng tính lãng mạn và thơ mộng cho cuộc hẹn. Ngoài ra, màu cam còn là màu đại diện của luân xa số 2 thể hiện sự tự do và phóng túng. Khi luân xa này được mở, dòng cảm xúc của bạn sẽ được thể hiện một cách cởi mở và dồi dào hơn. MÀU VÀNG – LUÂN XA SỐ 3 –  QUYỀN LỰC Ảnh: Unsplash Vàng còn là màu sắc tượng trưng cho ánh mặt trời và là biểu tượng của vương quyền. Do đó, màu vàng sẽ giúp chúng ta tăng cường sức mạnh tâm linh, chuyển đổi sức mạnh nội tại thành nguồn năng lượng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, luân xa số 3 khai mở sẽ giúp bạn lấy lại nguồn năng lượng tích cực và trở nên chủ động trong cả suy nghĩ và hành động. MÀU XANH LÁ – LUÂN XA SỐ 4 – TÌNH YÊU Ảnh: Unsplash Ngoài là màu sắc chủ đạo của Trái Đất và đại diện cho sự bền vững, màu xanh còn là biểu tượng cho sức khỏe và hạnh phúc. Chúng ta có được điều đó nhờ vào những mối quan hệ tình cảm lãng mạn và tích cực trong cuộc sống. Đây cũng là màu sắc tuyệt vời khi bạn khoác lên mình để đi chơi với bạn bè hoặc dành thời gian bên gia đình, cũng như góp phần lan tỏa nguồn năng lượng tốt lành đến mọi người. Theo đó, luân xa số 4 chính là nguồn cội của lòng yêu thương và sự tử tế của con người. MÀU XANH DƯƠNG –  LUÂN XA SỐ 5 – SỰ THỂ HIỆN BẢN THÂN Ảnh: Unsplash Màu xanh dương thể hiện nguồn cảm hứng mạnh mẽ ảnh hưởng đến cảm xúc và khả năng bộc lộ cảm xúc của chúng ta. Đây cũng là màu nói lên tính cách của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn có luân xa số 5 hoạt động kém – tức khả năng ảnh hưởng của màu xanh đến kết nối giữa bạn và năng lượng tâm linh khá yếu – tính cách của bạn sẽ khá nhút nhát và khép kín. MÀU CHÀM – LUÂN XA SỐ 6 – TRỰC GIÁC  Ảnh: Unsplash Chàm chính là màu sắc giúp chúng ta kết nối với trí tuệ bên trong. Kết hợp các hoạt động Thiền với màu sắc sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được sự thông suốt về trí tuệ. Bên cạnh đó, màu này phù hợp với những nơi riêng tư và tâm linh. Nếu luân xa số 6 hoạt động mạnh mẽ, điều đó có nghĩa là bạn có năng lực trực giác mạnh mẽ và thường dựa vào năng lực bản thân để đưa ra các phán đoán. MÀU TÍM – LUÂN XA SỐ 7 – KẾT NỐI TÂM LINH Ảnh: Unsplash Màu tím chính là màu kết nối với trí tuệ siêu nhiên và năng lượng tâm linh bên ngoài chúng ta. Màu tím nhắc nhở chúng ta trong vai trò như một linh hồn đang trải nghiệm thế giới dưới dạng vật chất trong vũ trụ. Mặc màu tím giúp bạn nâng cao...

Ý nghĩa các loại Hoa Cúc trong cuộc sống

Ý nghĩa các loại Hoa Cúc trong cuộc sống

Ý nghĩa các loại Hoa Cúc trong cuộc sống Hoa cúc có mặt trên Trái đất từ rất lâu đời và là loài hoa được nhiều người ưa thích. Bởi không chỉ có vẻ đẹp nhẹ nhàng hay mùi hương dễ chịu, mà hoa cúc còn có ý nghĩa thể hiện sự cao thượng, lạc quan, chín chắn…. Hoa cúc là cây cảnh xuất hiện cách đây từ rất lâu và được cả thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, nguồn gốc và ý nghĩa của hoa cúc có khá nhiều giá thiết được đặt ra. Nguồn gốc của hoa cúc Theo sự tích của Trung Quốc, hoa cúc có nguồn gốc từ nước này, được tìm thấy ở thế kỉ 15 TCN. Lúc ấy, hoa cúc được biết đến là loài thảo dược quý hiếm của một vị vua già và được tìm thấy ở nơi hoang vu, không có sức sống là đảo Phi Long. Giả thiết khác lại cho rằng, hoa cúc bắt nguồn từ Nhật Bản và Trung Quốc, được thuần hóa từ những bông hoa cúc dại cách đây hơn 5000 năm.     Ý nghĩa hoa cúc vàng thể hiện niềm vui, sự hân hoan, hạnh phúc. Ảnh minh họa.  Ý nghĩa của hoa cúc Ở Trung Quốc, giống như nguồn gốc xuất xứ của nó, ý nghĩa của hoa cúc là biểu tượng của sự trường tồn. Đến nay, hình bông hoa cúc vẫn được đúc trên đồng xu 1 Nhân dân tệ. Còn tại đất nước Mặt trời mọc, hoa cúc là biểu tượng của sự giàu có, cao sang, quyền quí. Đặc biệt, hoa cúc thường được in trên quốc huy, huy chương. Trong khi đó, ở Việt Nam, hình ảnh hoa cúc gắn liền với sự hiếu thảo, yêu thương cha mẹ. Tuy nhiên, hiện nay, hoa cúc có rất nhiều màu sắc khác nhau như: cúc trắng, cúc vàng, cúc họa mi, cúc vạn thọ,…. Và mỗi loại hoa cúc lại có một ý nghĩa, thông điệp khác nhau. Ý nghĩa hoa cúc trắng: Tượng trưng cho lòng cao thượng, sự chân thực. Ý nghĩa của cúc vàng: Thể hiện lòng kính mến, niềm vui, sự hân hoan. Ý nghĩa của hoa cúc tím: Bày tỏ sự lưu luyến khi phải chia tay, chia ly. Ý nghĩa hoa cúc Tây: Biểu tượng của sự chín chắn. Ý nghĩa cúc vạn thọ: Gửi gắm nỗi buồn, thất vọng. Ý nghĩa cúc đại đóa: Mang theo sự lạc quan, vui vẻ. Ý nghĩa cúc  Ba Tư: Biểu tượng của sự ngây thơ, trong trắng.     Với vẻ đẹp dịu dàng, hương thơm nhẹ nhàng, hoa cúc là loài hoa được rất nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa.  Hoa cúc thường được mọi người đặt trong nhà vào những ngày Tết. Bởi hoa cúc biểu tượng của sự trường tồn. Đặc biệt, theo phong thủy, hoa cúc còn mang đến cho gia đình tài lộc cũng như sự hoan hỉ trong năm mới. Những chậu cúc nhỏ hoặc bình hoa cúc có thể giúp ổn định phúc khí trong nhà.   Tuy nhiên, để có được bình hoa cúc đẹp cần phải biết mẹo chọn hoa đúng cách. Cách chọn hoa cúc đẹp và tươi lâu: Nên chọn những bông hoa có phần nhụy chưa nở hết, cánh hoa xếp khít và đều nhau, không bị méo hay dập nát. Đối với lá và thân hoa thì phải xanh mướt, không bị úa, chọn những bông có thân thẳng. #Ý nghĩa các loại Hoa Cúc trong cuộc sống #Ý nghĩa các loại Hoa Cúc trong cuộc sống 

Bạn cần biết các loại hoa dùng để thờ cúng, các loại hoa không nên để bàn thờ và nên cắm bao nhiêu bông là đúng

Bạn cần biết các loại hoa dùng để thờ cúng, các loại hoa không nên để bàn thờ và nên cắm bao nhiêu bông là đúng

Thờ cúng là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh tại các nước phương Đông. Người Việt thường dâng mâm cúng với hương hoa, trái cây lên bàn thờ gia tiên, thần Phật để cầu mong bề trên phù hộ độ trì, giúp các thành viên trong gia đình làm ăn thuận lợi, bình an, hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải loài hoa nào cũng thích hợp để dâng cúng lên bàn thờ vào các ngày như Rằm, mùng Một, giỗ chạp… Các loại hoa dùng để thờ cúng và ý nghĩa Dùng hoa đào, hoa mai Đây là hai loài hoa thường thấy ở dịp Tết. Không chỉ là loài hoa đẹp nó còn mang ý nghĩa tượng trưng cho phú quý, giàu sang và có tác dụng xua đuổi tà ma, mang đến nguồn sinh khí, giúp con người khoẻ mạnh, bình an. Dùng hoa sen Có mùi hương thanh khiết, vẻ ngoài sang trọng sen được đánh giá là loài hoa có cốt cách thanh cao, gắn liền với nhiều điển cố điển tích nhà Phật. Vậy nên, loài hoa này chính là lựa chọn hàng đầu cho việc thờ cúng giúp tăng vận may tài chính, giúp gia chủ sớm thành đại gia trong tương lai. Dùng hoa cúc vàng Vì cung tài vận thuộc hành Kim, hoa cúc vàng lại đại diện cho hành Kim nên chọn hoa cúc để dâng cúng cầu tài lộc là lựa chọn đáng lưu tâm cho gia chủ. Vì Kim khắc Thủy nên không nên chọn những loài hoa có màu xanh, không chỉ gây hao tài mà còn ảnh hưởng đến công danh. Dùng hoa hồng đỏ Nếu chú ý bạn sẽ nhận ra những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn thường có màu đỏ, như phong bao lì xì, lồng đèn đỏ hoặc bùa bình an. Vậy nên, hoa hồng đỏ sẽ giúp gia chủ tăng thêm may mắn, hút tiền tài vào nhà. Dùng hoa huệ trắng Huệ là loài hoa tượng trưng cho sự sung túc, no đủ nên hoa huệ được cho là sẽ giúp gia chủ có được cuộc sống đầy đủ, sung túc và giàu sang. Dù có nhiều chủng loại, màu sắc nhưng tốt nhất nên chọn hoa huệ trắng để đặt lên bàn thờ. Dùng hoa đồng tiền Đúng như tên gọi của nó, hoa đồng tiền có ý nghĩa mang lại tài lộc, tiền tài, thịnh vượng đến gia chủ. Tuy nhiên nó còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sức khoẻ và tuổi thọ. Hiện nay có hai loại hoa đồng tiền đó là loại hoa đồng tiền đơn và đồng tiền kép với nhiều loại màu sắc sặc sỡ đem đến sự tươi mới, giàu sức sống. Các loại hoa nên dùng để cúng thần tài Khác với việc dùng để thờ cúng thổ công, ngày rằm, mùng một… thông thường, các loại hoa cắm dùng để cúng thần tài cần là loại hoa có ý nghĩa mang lại tài lộc, cầu phú quý cho gia chủ. Vậy nên và không nên dùng loại hoa nào cúng thần tài? Loại hoa đầu tiên nên sử dụng trên bàn thờ Thần tài – thổ địa đó chính là hoa mẫu đơn – đây là loại hoa biểu tượng cho sự thịnh vượng – phồn vinh – quý phái nên khi thờ hoa mẫu đơn trên bàn thờ Thần tài – thổ địa sẽ mang tới cho gia chủ thịnh vượng, hạnh phúc. Nếu không có hoa này thì có thể sử dụng các loại hoa khác như hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng Tiền những loại hoa thiên về sự thanh tịnh, tài lộc, may mắn rất tốt cho thờ cúng Thần tài – thổ địa.   Gia chủ cũng nên sử dụng hoa có màu đỏ và vàng đây là hai màu biểu trưng cho nhà Phật giúp tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ Thần tài nhà mình. Khi chọn cành hoa để chọn thì không nên chọn những bông nở to, mà chọn những bông có nhiều nụ, lá xanh tươi để bàn thờ tươi xanh, đẹp hơn. Hoa cúng nên cắm bao nhiêu bông? Bên cạnh loại hoa thì số lượng hoa cắm cũng thể hiện những ý nghĩa riêng và cũng cần có một số lưu ý. Về số lượng bông hoa trong một bình, để hợp tuổi, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, người tuổi Hợi, Mão, Mùi nên cắm 6 bông trong một bình. Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu cắm 9 bông hoa trong bình. Người có tuổi Dần, Ngọ, Tuất nên cắm 2 bông hoa. Còn đối với tuổi Thân, Tý, Thìn nên đặt bình hoa có 7 bông. Những con số này sẽ mang lại may mắn và thuận lợi trong việc làm ăn của gia chủ. Một số loại hoa không nên cắm trên bàn thờ Một số loại hoa được coi...

Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ

Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ

Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ Heo Quay nguyên con là lễ vật cúng trang trọng không thể thiếu trong các dịp lễ lớn như của nước ta như: lễ cúng khai trương, lễ cúng động thổ, lễ nạp tài, lễ cưới hỏi, lễ cúng đầy tháng, lễ cúng thôi nôi … Vậy ý nghĩa đằng sau những mâm cúng có heo quay này là gì, https://www.dichvutamlinh.com/ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Heo có ngoại hình tròn trịa, hồng hào nên quan niệm truyền thống cho rằng heo tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Treo tranh trang trí hoặc biểu tượng hình heo có thể tăng tiến tiền tài, lại có thể tăng phúc khí, đem lại sự viên mãn cho mọi người trong gia đình. - Trong phong thủy, heo mang lại may mắn cho gia chủ và đại diện cho sự thịnh vượng, giàu có và khả năng sinh sản, thành công trong công việc. Ngoài ra, heo còn tượng trưng cho sự đầy đủ thức ăn, niềm vui vật chất, sự an toàn trong nhà. Vậy có thể nói việc cúng heo quay cũng mang những ý nghĩa tương tự như quan niệm trên. - Đối với mâm cưới, heo quay cùng với gà là hai lễ vật thuộc tính “mặn” phổ biến nhất trong chuỗi lựa chọn Trầu – Cau, Trà – Rượu, Mặn – Ngọt. Tùy vào từng gia đình mà có thể chọn heo sữa quay hoặc heo quay loại lớn. Heo quay thường có kích cỡ khá lớn nên không thể cho vào bên trong mâm quả mà phải để riêng và có người khiêng, nhưng vẫn được xem là một mâm trong sính lễ cưới hỏi. Heo quay được dùng làm sính lễ cưới hỏi và còn mang ý nghĩa chúc cô dâu chú rể sớm có tin vui, con đàn cháu đống và sớm phát tài phát lộc. - Theo quan niệm của dân gian, có heo mẹ trong nhà nghĩa là có khả năng sinh sản và đem lại sự giàu có, bởi vì chúng mang đến nguồn tài chính ổn định và cuộc sống tốt đẹp cho cả gia đình, càng nhiều heo con thì nguồn lực và tài sản càng tăng. - Trong cuộc sống hiện đại, heo mang ý nghĩa cầu mong sự phát triển trong công việc và nguồn nhân lực để hỗ trợ phát triển. Với những thông tin trên, https://www.dichvutamlinh.com/ hi vọng mang đến những thông tin bổ ích về ý nghĩa của heo quay trong mâm cúng. Hy vọng giúp bạn có thêm lựa chọn cho mâm cúng của mình và gia đình. #Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ #Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ  #Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ  #Ý nghĩa Heo Quay cúng lễ 

Ý nghĩa của Gà cúng lễ & cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất

Ý nghĩa của Gà cúng lễ & cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất

Ý nghĩa của Gà cúng lễ & cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất Theo phong tục Việt Nam từ xa xưa thì trong mâm cỗ cúng giao thừa hay các ngày lễ khác trong năm thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi với ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc và một con gà trống miệng ngậm một bông hồng đỏ với ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết. Tập tục cúng gà ngày Tết bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại của một số dân tộc Việt Nam. Đó là, từ khi Ngọc Hoàng sáng tạo ra mặt đất thì ban đầu mặt đất rất ẩm ướt và lạnh lẽo, khiến muôn loài không thể sinh sôi, phát triển được. Thấy vậy, Ngọc Hoàng liền sai mười mặt trời là các con của ngài xuống Trái Đất để ngày đêm chiếu sáng, làm nóng mặt đất. Nhưng 10 mặt trời khi được xuống mặt đất thì thấy dưới trần gian có nhiều điều mới lạ, thú vị hơn nhiều so với trên thiên đình. Vì vậy, đã mải miết rong chơi mà quên mất việc phải quay về Trời, khiến mặt đất khô cằn, nứt nẻ, thời tiết nóng như đổ lửa, con người và vạn vật than khóc. Lúc này, trong một ngôi làng nọ có một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, ngay từ nhỏ đã sở hữu sức mạnh phi thường, đặc biệt với khả năng bắn cung bách phát bách trúng. Chàng đã giương cung bắn hạ liên tiếp 9 mặt trời, khiến mặt trời cuối cùng sợ hãi bay tít lên tận trời cao và không dám ló đầu ra nữa. Vậy là, mặt đất tiếp tục lạnh lẽo tối tăm. Con người, loài vật kéo nhau đi gọi mặt trời nhưng chẳng con nào gọi được. Cuối cùng có một con gà trống khỏe mạnh đã cất tiếng gáy vang lừng khiến mặt trời tò mò ngó xuống mặt đất mà quên cả sợ sợ hãi. Dần dần, mặt trời cứ thế hạ thấp dần khi được nghe tiếng gáy của chú gà trống. Mặt đất lại được chiếu sáng. Theo phong thủy, đêm giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, vì đó là lúc mặt trời ẩn mình sâu nhất. Khi đó, không ai bảo ai, người người, nhà nhà đều cúng một con gà trống với hy vọng gà sẽ đánh thức mặt trời để chiếu ánh nắng cho cả năm ấm áp. Gà cúng trong đêm giao thừa thường là gà trống hoa, loại gà trống mới le te gáy với mong muốn khỏe mạnh, tinh khiết. Từ đó, tập tục cúng gà ngày Tết đã được giữ gìn và lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay. Ý nghĩa tập tục cúng gà ngày Tết Con gà được xem như biểu tượng gắn liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời và có liên quan mật thiết với nghề trồng lúa nước của người Việt. Tập tục cúng gà ngày Tết với ý nguyện, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp. Hơn nữa, tập tục cúng gà ngày Tết còn thể hiện cho 5 đức tính mẫu mực của con người đó là: - Văn: Mào gà trống mang hình ảnh giống với cái mũ cánh chuồn của người đỗ tiến sĩ ngày xưa, biểu tượng cho sự học hành tấn tới. - Võ: Cựa gà sắc nhọn là vũ khí tự về và chiến đấu. - Dũng: Con gà trống luôn là người thủ lĩnh trong đàn gà. Sẵn sàng đánh nhau với kẻ khác để bảo vệ đàn gà của mình, biểu tượng cho dũng khí đặc biệt ở người đàn ông. - Nhân: Gà Trống khi kiếm được thức ăn đều gọi bầy của mình đến ăn cùng chứ không bao giờ ăn một mình, biểu tượng có tâm tính tốt đẹp của con người. - Tín: Gà trống luôn thức dậy vào sáng sớm, bất kể thời tiết khắc nghiệt như thế nào gà vẫn gáy đúng giờ, biểu tượng cho chữ tín. cách đặt gà trên mâm cúng đúng nhất Con gà gáy báo hiệu ngày mới đã trở thành một biểu tượng văn hóa gắn với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của cư dân nông nghiệp, là một trong những thứ không thể thiếu của mỗi gia đình. Thực tế là gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức, chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.Từ xa xưa gà luộc đã là món không thể thiếu trên mâm cỗ cúng của người Việt đặc biệt trong lễ Giao thừa và gia tiên ngày Tết. Mặc dù đã...

THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO VÀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ TÂM LINH

THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO VÀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ TÂM LINH

THÔNG BÁO THAY ĐỔI LOGO VÀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ TÂM LINH Dịch Vụ Tâm Linh | Công Ty Cổ Phần TM Dịch Vụ Tâm Linh xin trân trọng thông báo tới toàn thể Quý khách hàng và đối tác về việc thay đổi Logo Công ty và hệ thống nhận diện thương hiệu. Dịch Vụ Tâm Linh xin cảm ơn sự tín nhiệm và ủng hộ của Quý vị trong suốt thời gian qua. Đó là nền tảng để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của chúng tôi kể từ khi thành lập đến nay. Bước Sang năm 2023, Công Ty Cổ Phần TM Dịch Vụ Tâm Linh  chủ trương xây dựng chiến lược quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của quý khách hàng thúc đẩy đà phát triển của công ty. Chúng tôi nhận thấy việc thay đổi logo công ty là cần thiết để thể hiện được ý chí và phương châm phát triển mới này. Đồng thời giúp đồng bộ và dễ dàng nhận diện thương hiệu hơn trên thị trường. Logo mới cũng sẽ là phương tiện nhận diện thương hiệu hiệu quả, giúp khách hàng dễ dàng nhận ra chúng tôi.  

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐỔI TÊN CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐỔI TÊN CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH

THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐỔI TÊN CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH Đầu tiên, CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và tin tưởng của quý khách hàng, quý đối tác trong thời gian qua. Nhằm khẳng định vị thế của thương hiệu, mở rộng, phát triển và nâng tầm các sản phẩm dịch vụ, được sự chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư, nay CÔNG TY CỔ PHẦN TM DỊCH VỤ TÂM LINH xin trân trọng thông báo về việc thay đổi tên công ty tới quý khách hàng và đối tác như sau:

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ

https://www.facebook.com/dichvutamlinhcom/